Nhật Bản rơi vào thế kẹt giữa cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Thục Anh
TGVN. Là nước đang cố gắng xoay chuyển nền kinh tế bằng cách thúc đẩy xuất khẩu sang cả Trung Quốc và Mỹ, Nhật Bản có thể sẽ chịu thiệt trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
việc Trung Quốc thông qua Luật kiểm soát xuất khẩu chính là biện pháp đáp trả của Bắc Kinh đối với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ . (Nguồn: SCMP)
Việc Trung Quốc thông qua Luật kiểm soát xuất khẩu chính là biện pháp đáp trả của Bắc Kinh đối với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ . (Nguồn: SCMP)

Theo bài bình luận của chuyên gia kinh tế Keiichi Kaya đăng trên Japan Business Press ngày 14/12, việc Trung Quốc thông qua Luật kiểm soát xuất khẩu chính là biện pháp đáp trả của Bắc Kinh đối với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ nhằm vào nước này.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu đối với một số doanh nghiệp của Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn công nghệ Huawei. Sự đáp trả qua lại lẫn nhau này là điều nằm trong dự báo của nhiều người, song Nhật Bản có nguy cơ bị kẹt giữa hai cường quốc này.

Một loạt quy định trong Luật kiểm soát xuất khẩu có thể sẽ không nhất thiết được kích hoạt mà nó còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, là nước đang cố gắng xoay chuyển nền kinh tế bằng cách thúc đẩy xuất khẩu sang cả Trung Quốc và Mỹ, Nhật Bản chắc chắn sẽ là bên chịu thiệt hại trong cuộc đối đầu giữa hai nước có tổng lượng GDP đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Chính quyền mới ở Mỹ có thể sẽ cố gắng bình thường hóa vấn đề này song các cuộc đàm phán sẽ đối mặt với không ít khó khăn. Sự chia rẽ lập trường giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ được thúc đẩy, khi đó Nhật Bản sẽ phải chịu sức ép từ hai cường quốc này.

Tác động tới nhiều doanh nghiệp Nhật Bản

Ngày 1/12, Luật kiểm soát xuất khẩu được Trung Quốc thực thi nhằm mục đích kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng mà Trung Quốc cho là liên quan đến an ninh quốc gia. Luật này được cấu thành bởi hai bộ phận, một là danh sách các mặt hàng mà doanh nghiệp Trung Quốc không được tự do xuất khẩu bất kể họ được cấp giấy phép. Hai là danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm xuất khẩu cho doanh nghiệp nước ngoài bị xác định là có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung Quốc, trong đó có thực hiện các biện pháp cấm xuất khẩu đối với các sản phẩm của một số doanh nghiệp Trung Quốc vì lý do an ninh. Như vậy, động thái này của Trung Quốc được hiểu là hành động đáp trả lại Mỹ tương tự như biện pháp cấm xuất khẩu của Mỹ.

Tuy nhiên, luật này cũng đồng thời tác động đến các doanh nghiệp Nhật Bản nhập khẩu nhiều nguyên liệu và linh kiện từ Trung Quốc. Khi luật này có hiệu lực đồng nghĩa với việc họ không được tự do mua các sản phẩm của Trung Quốc, mà sẽ có một số vấn đề ràng buộc.

Một sản phẩm được truyền thông đề cập đến nhiều nhất là đất hiếm, nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất các thiết bị điện gia dụng, thiết bị điện tử, xe hơi điện tự động (EV).

Nhật Bản phụ thuộc tới 60% nguyên liệu đất hiếm từ Trung Quốc, nên nếu mặt hàng này trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc thì các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đứng trước nhiều khó khăn.

Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản là 155.000 tỷ Yên, trong đó kim ngạch thương mại song phương với Trung Quốc là 33.000 tỷ Yên và kim ngạch thương mại song phương với Mỹ là 26.000 tỷ Yên.

Như vậy, cả Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác lớn của Nhật Bản. Có nhiều phương thức khác nhau để tạo nên con số ấn tượng đó, ví dụ các doanh nghiệp Nhật Bản nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện từ Trung Quốc, gia công trong nước, sau đó xuất khẩu sang Mỹ; hoặc các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu linh kiện sang Trung Quốc, sau đó doanh nghiệp Trung Quốc hoàn thiện công đoạn cuối trước khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Dù phương thức nào thì Trung Quốc và Mỹ đều là đối tác quan trọng của nhiều nhà sản xuất Nhật Bản và chắc chắn phía Nhật Bản sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu xung đột thương mại Trung-Mỹ leo thang. Vẫn biết việc Mỹ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến nước này có biện pháp đáp trả, song đối với Nhật Bản, đây quả là kịch bản tồi tệ nhất.

Vấn đề kiểm soát tái xuất khẩu

Điều được dư luận đặc biệt quan tâm là vấn đề tái xuất khẩu. Các biện pháp cấm xuất khẩu do Mỹ áp đặt bao gồm cả việc xuất khẩu qua nước thứ ba. Điều này có nghĩa là, chính quyền Mỹ cấm các doanh nghiệp bán hàng cho Huawei, nhưng nếu doanh nghiệp Mỹ xuất linh kiện sang Nhật Bản, sau đó doanh nghiệp Nhật Bản bán sản phẩm cuối cùng cho Huawei, thì cũng nằm trong phạm vi cấm. Hay nói một cách khái quát, nếu doanh nghiệp Nhật Bản bán các sản phẩm sử dụng linh kiện, nguyên liệu từ Mỹ cho Huawei thì họ cũng không thể tiếp tục làm ăn với Mỹ.

Trong khi đó, cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc sắp hoạt động gần như tương tự với cơ chế của Mỹ, có nghĩa là xuất khẩu từ Trung Quốc qua nước thứ ba (ở đây là Nhật Bản) cũng nằm trong phạm vi của luật do Trung Quốc ban hành lần này.

Cơ chế kiểm soát tái xuất khẩu được hiểu là không chỉ chuyện làm ăn trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc mà nhiều khả năng là sẽ được sử dụng để tạo áp lực cho nước làm ăn gián tiếp với Mỹ và Trung Quốc.

Lấy một ví dụ, khi Mỹ thực hiện các cuộc đàm phán riêng lẻ với Nhật Bản, chắc chắn Nhật Bản sẽ đề xuất Mỹ loại bỏ các sản phẩm nông nghiệp như gạo khỏi danh sách đối tượng chịu thuế. Nhưng nếu Mỹ áp dụng quy định về tái xuất khẩu và đưa ra thỏa thuận trọn gói (đàm phán toàn diện các mặt hàng như nhau) thì Nhật Bản buộc phải thỏa hiệp.

Ngược lại, khi Nhật Bản đàm phán riêng lẻ với Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng đưa ra biện pháp tương tự thì Nhật Bản buộc phải nhượng bộ.

Ngoài ra, trong trường hợp cả Mỹ và Trung Quốc cùng gây áp lực đối với Nhật Bản, Nhật Bản sẽ mặc kẹt ở giữa và đứng trước áp lực buộc phải chọn bên. Quy định về tái xuất khẩu có khả năng sẽ đẩy Nhật Bản vào thế khó.

Kiểm soát xuất khẩu là một trong những con bài đàm phán hàng đầu của cả Mỹ và Trung Quốc nên khó có khả năng hai nước này áp dụng ngay con bài này. Nói cách khác, khó có khả năng chính phủ Trung Quốc đột ngột đưa một loạt mặt hàng vào diện kiểm soát xuất khẩu. Tuy nhiên, dù không thực hiện ngay nhưng rõ ràng đó là một loại vũ khí uy lực, có tầm ảnh hưởng lớn về mặt ngoại giao.

Phía Nhật Bản đang nghiên cứu không biết Trung Quốc có áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu hay không trong khi Trung Quốc chỉ thông báo “vấn đề chỉ là lưu thông hàng hóa, sẽ không có chuyện hạn chế đối với một quốc gia”. Thế nhưng dấu hỏi lớn mà doanh nghiệp Nhật Bản đặt ra là liệu Trung Quốc có áp đặt các biện pháp khác nhau đối với từng doanh nghiệp mặc dù họ nhập cùng một loại sản phẩm?

Tổng thống Mỹ Donald Trump, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 lần thứ 14 tại Osaka, Nhật Bản năm 2019. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 lần thứ 14 tại Osaka, Nhật Bản năm 2019. (Nguồn: AFP)

Nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản coi chính quyền Tổng thống Trump như một thần hộ mệnh bảo vệ công lý, đồng thời hy vọng Mỹ có thể gây áp lực đối với Trung Quốc nhưng thực tế sẽ còn khác xa. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vốn theo đuổi chủ trương “Nước Mỹ trước tiên” nên mọi chính sách nhằm vào Trung Quốc cũng là vì lợi ích của người Mỹ chứ không hoàn toàn vì đồng minh.

Một số dư luận cho rằng xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ được xoa dịu nhờ sự chuyển giao chính trị từ chính quyền Tổng thống Trump sang chính quyền ông Joe Biden, nhưng có lẽ không nên đặt nhiều kỳ vọng.

Chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ không tiếp tục tái diễn và căng thẳng hơn khi nước Mỹ bước vào thời kỳ chính quyền ông Biden. Khi đó Nhật Bản sẽ tiếp tục phải đối diện với áp lực từ cả hai bên, thậm chí điều này còn có thể đến trong tương lai gần.

Tin tức ASEAN buổi sáng 17/12: Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 8, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19

Tin tức ASEAN buổi sáng 17/12: Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 8, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19

TGVN. Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 8, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19... là những tin chính trong bản ...

EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á

EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á

TGVN. Hiện Mỹ và Trung Quốc là hai nước có ảnh hưởng kinh tế và chính trị rõ rệt nhất ở Đông Nam Á, còn ...

Chính sách đối ngoại - Bài toán hóc búa cho ông Joe Biden

Chính sách đối ngoại - Bài toán hóc búa cho ông Joe Biden

TGVN. Sau khi nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, liệu ông Joe Biden có thể định hình rõ ràng một chính sách đối ngoại mới ...

(theo Japan Business Press)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động