Nhật Bản từng bước chuyển mình trên con đường xuất khẩu vũ khí

Trường Sơn
TGVN. Chính quyền cựu thủ tướng Shinzo Abe từng sửa đổi những nguyên tắc và nới lỏng chính sách vũ khí năm 2014, tạo điều kiện cho các công ty Nhật Bản xuất khẩu vũ khí.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ khi các chính sách nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí được thực hiện, Nhật Bản bắt đầu tiến hành ký thỏa thuận bán radar giám sát hàng không tiên tiến trị giá 100 triệu USD cho Philippines.

Nhật Bản từng bước chuyển mình trên con đường xuất khẩu vũ khí
Phần lớn công chúng Nhật Bản phản đối nước này xuất khẩu vũ khí. (Nguồn: National Interest)

Lợi thế hiện tại

Các radar (cả loại cố định và di động) do Tập đoàn Mitsubishi Electric của Nhật Bản (MELCO), một trong năm công ty sản xuất quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản phụ trách sản xuất. MELCO ký hợp đồng cung cấp cho Bộ Quốc phòng Philippines những radar có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa.

Trước đó, Tokyo đã cung cấp các thiết bị liên quan đến quốc phòng như tàu tuần tra cho các nước Đông Nam Á. Đây là một phần của trong chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) với mục tiêu hỗ trợ 'xây dựng năng lực' và ‘chủ động xây dựng hòa bình' do Nhật Bản khởi xướng.

Mặc dù Nhật Bản tuyên bố chính thức viện trợ cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á, thế nhưng không ít ý kiến cho rằng, việc hỗ trợ này còn mang cả ý nghĩa tầm vóc quân sự vì bản chất là sản phẩm liên quan đến quốc phòng. Bên cạnh đó, Tokyo cũng đã cung cấp máy bay huấn luyện TC-90 cho quân đội Philippines và tổ chức huấn luyện phi công sử dụng loại máy bay này.

Năm 2014, Nhật Bản đã ban hành một bộ sửa đổi gồm ba nguyên tắc về chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng. Tiếp đó vào năm 2015, ra mắt bộ Điều lệ hợp tác phát triển mới mang lại cho vốn ODA một lợi thế chiến lược.

Ngay cả trước những thay đổi này, Tokyo đã cung cấp các khoản vay ODA cho Indonesia để mua các tàu tuần tra nhằm ngăn chặn cướp biển, khủng bố hàng hải và phổ biến vũ khí. Có thể nói, những con tàu này nằm trong kế hoạch ngoại giao quân sự, nhưng các điều kiện thỏa thuận mua bán hoàn toàn dự trên mục đích dân sự thuần túy.

Con đường xuất khẩu đầy gian truân

Những nỗ lực trước đây của Nhật Bản để xuất khẩu các sản phẩm quân sự ra nước ngoài đã thất bại hoặc vẫn đang trong quá trình đàm phán. Thương vụ tàu ngầm lớp Soryu giữa Nhật và Australia đã đến giai đoạn đàm phán cuối cùng, thế nhưng vào năm 2016, chính phủ Australia lại đổi ý trao hợp đồng trị giá hàng tỷ USD cho Pháp. Đây là một sự thất bại lớn đối với ngành xuất khẩu vũ khí Nhật Bản, vì nếu thỏa thuận này thành công sẽ thay đổi cuộc chơi của ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Nhật Bản từng bước chuyển mình trên con đường xuất khẩu vũ khí
Trên con đường xuất khẩu vũ khí Nhật Bản liên tục gặp nhiều trở ngại. (Nguồn: National Interest)

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đàm phán với Ấn Độ để xuất khẩu lô hàng máy bay tìm kiếm và cứu nạn lưỡng cư US-2 do tập đoàn Shin Maywa chế tạo, vốn đang hoạt động trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản. Thỏa thuận này gần như đã hoàn thành cách đây hai năm và trong một tuyên bố chung không lâu sau đó, lãnh đạo hai nước đều đồng loạt nhất trí rằng hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác liên quan đến máy bay lưỡng cư US-2. Tuy nhiên thương vụ này dường như đã bị đình trệ vì chi phí và bất đồng về chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra Tokyo cũng đang thương thảo với Anh để bán máy bay săn ngầm P-1 do Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản chế tạo. Đây là nỗ lực đầu tiên vượt ra bên ngoài khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, thế nhưng thương vụ này cũng sớm kết thúc khi không đạt được kết quả mong đợi.

Sự thất bại của Nhật Bản ở Australia, Ấn Độ, Vương quốc Anh và các quốc gia khác do nhiều yếu tố. Đó có thể xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm của các công ty quốc phòng Nhật Bản trên thị trường vũ khí quốc tế, đến việc thiếu lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất.

Vũ khí của Nhật Bản vốn không trải qua các cuộc chiến thử nghiệm, vì hầu hết các nhà sản xuất Nhật Bản bán quân trang của họ cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, chưa bán ra bên ngoài. Một số công ty Nhật Bản cũng không muốn tích cực theo đuổi việc bán vũ khí trên thị trường quốc tế, vì đây không phải là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của họ, cũng như không muốn bị công chúng Nhật Bản chỉ trích là "những thương gia tử thần".

Chạy đua nâng tỷ lệ thành công

An ninh và an toàn hàng hải khu vực là một trong những mục tiêu chính trong tầm nhìn chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Nhật Bản. Đặc biệt Nhật Bản chú trọng đến các quốc gia Đông Nam Á sẽ là những đối tượng ưu tiên nhận được sự hỗ trợ của Nhật Bản trong việc xây dựng năng lực trinh sát và giám sát.

Thỏa thuận vũ khí đầu tiên ở Đông Nam Á với Philippines thành công là một bước phát triển mang tính bước ngoặt đối với Nhật Bản. Tokyo nỗ lực hợp tác với chính quyền Philipines trang bị các radar giám sát để theo dõi chặt chẽ hơn các hoạt động quân sự xung quanh bờ biển nước này. Thỏa thuận này là một bước tiến mới của thỏa thuận vào năm 2016 giữa chính phủ cựu thủ tướng Abe với Philippines về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng.

Đối với Thủ tướng Suga Yoshihide, nhiều ý kiến cho rằng ông đang tiếp cận theo lộ trình này. Thế nhưng đối với bất kỳ thương vụ lớn nào, các nhà sản xuất Nhật Bản trước tiên cần theo đuổi mạnh mẽ thị trường quốc tế để nâng cao tỉ lệ giao dịch thành công. Điều này có thể rất khó xảy ra trong tương lai gần, vì các công ty Nhật Bản vẫn còn khá nhạy cảm với phản ứng của công chúng mà trong đó phần lớn phản đối việc Nhật Bản xuất khẩu vũ khí.

Hy Lạp hiện đại hóa không quân với 'cặp đôi chiến lược'

Hy Lạp hiện đại hóa không quân với 'cặp đôi chiến lược'

TGVN. Việc kết hợp giữa bộ đôi tiêm kích F-35 và Rafales là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa không quân của Hy ...

Mỹ cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại S-400

Mỹ cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại S-400

TGVN. Các quan chức Mỹ tiếp tục cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại Ankara thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 ...

Vì S-400 Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng thách thức Mỹ

Vì S-400 Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng thách thức Mỹ

TGVN. Ngày 25/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đáp trả lời đe dọa trừng phạt của Mỹ nếu Ankara kích hoạt ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 17/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động