Tuy nhiên, theo các nguồn tin trên, kế hoạch mà Nhật Bản xem là "chiến dịch tự do hàng hải" do Hải quân Mỹ tiến hành ở Biển Đông, đã không bao giờ được thực hiện, do lo ngại rằng thúc đẩy động thái này sẽ làm phương hại nghiêm trọng quan hệ song phương.
Hôm 9/6/2016, một tàu của hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên đi vào vùng biển ngay bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Một tàu hải quân của Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải gần đảo Kuchinoerabu vào tháng 6/2016. (Nguồn: Japan Times) |
Sau đó 6 ngày, một tàu hải quân khác của Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải gần đảo Kuchinoerabu.
Theo một quan chức quốc phòng cấp cao, Chính phủ Nhật Bản xem những hành động này của Trung Quốc là dấu hiệu leo thang ở mức độ cao hơn, đòi hỏi phải có sự đáp trả mới.
Sau đó, các quan chức trong cơ quan an ninh quốc gia Nhật Bản đã bắt đầu xem xét các biện pháp đáp trả khả thi, trong đó tính cả vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Một biện pháp đáp trả do cơ quan tham mưu về biển thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản vạch ra liên quan đến việc điều một tàu của Lực lượng Phòng vệ trên biển đi qua khu vực mà Trung Quốc xem là vùng lãnh hải của Bắc Kinh quanh một đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Tuy nhiên, kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện do chính phủ dưới thời của thủ tướng khi đó là ông Abe Shinzo đang thực hiện các động thái ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ Nhật-Trung trong bối cảnh thúc đẩy thực hiện chuyến công du đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nhật Bản.