Đại diện Nhật Bản và Mỹ tại cuộc hội đàm cấp bộ trưởng về vấn đề năng lượng ngày 9/1, tại Washington. (Nguồn Kyodo) |
Tại cuộc hội đàm cấp bộ trưởng về vấn đề năng lượng, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cũng đã nhất trí việc hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các vấn đề an ninh năng lượng khác.
Hai bên cũng thống nhất sẽ đẩy mạnh hợp tác phát triển và xây dựng các lò phản ứng tiên tiến thế hệ tiếp theo, trong đó có các lò phản ứng nhỏ tại "từng nước và các quốc gia thứ ba".
Phát biểu trước báo giới sau cuộc hội đàm, ông Nishimura cho biết, phía Mỹ đã phản ứng tích cực với sự thay đổi gần đây trong chính sách năng lượng hạt nhân của Nhật Bản nhằm thúc đẩy quá trình trung hòa carbon.
Quan chức Nhật Bản nói: “Chúng tôi sẽ thăm dò các cơ hội hợp tác để tận dụng tối đa các lò phản ứng hiện có và tạo ra chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn”.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, Tokyo sẽ sử dụng điện hạt nhân để giảm sự phụ thuộc của chính mình và các nước khác vào năng lượng của Nga.
Sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 gây ra khủng hoảng rò rỉ hạt nhân tại vùng Fukushima và khiến Nhật Bản phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân ở đây, nước này ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga.
Chính vì vậy, Thủ tướng Kishida đã tuyên bố điện hạt nhân là một phần của chính sách năng lượng trong tương lai của Nhật Bản và cho biết nước này sẽ mở rộng nguồn cung, thúc đẩy năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hạt nhân để đa dạng hóa các nguồn cung cấp điện.
| Bộ trưởng giao thông Đức muốn chuyên gia thẩm định lại tuổi thọ các nhà máy hạt nhân Ngày 2/1, người đứng đầu Bộ Giao thông Đức Volker Wissing cho biết muốn các chuyên gia xem xét tuổi thọ của các nhà máy ... |
| Anh rót vốn sản xuất nhiên liệu hạt nhân thay thế cho nguồn cung từ Nga Ngày 2/1, Chính phủ Anh cho biết nước này lập quỹ giúp nâng khả năng sản xuất nhiên liệu hạt nhân - giải pháp thay ... |
| Mỹ tuyên bố cách ứng phó mối đe dọa từ Triều Tiên, bày tỏ một nỗi lo về Bình Nhưỡng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cao khả năng sẵn sàng phòng thủ chung với Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua tiến hành ... |
| Gia nhập NATO, Phần Lan sẽ không 'chơi' thứ vũ khí nguy hiểm; Thụy Điển tham gia lá chắn của liên minh Mới đây, Phần Lan khẳng định dù gia nhập NATO, nước này cũng sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân, trong khi Thụy Điển ... |
| Bán đảo Triều Tiên: Chuyên gia chỉ ra điểm yếu trong 'nước cờ' của Seoul, một 'chiếc ô hạt nhân' có cứu được cục diện? Tình hình bán đảo Triều Tiên đang gia tăng căng thẳng, Hàn Quốc liệu đã đi đúng hướng để tránh bất đồng leo thang và ... |