Nhỏ Bình thường Lớn

Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nhật Bản, gấp rút đối phó, Trung Quốc phản ứng

Ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Seoul sau khi Tokyo thông báo quyết định xả nước ô nhiễm từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nhật Bản, gấp rút hành động đối phó, Trung Quốc phản ứng. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh chụp các thùng chứa nước nhiễm xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa sóng thần năm 2011. (Nguồn: Reuters)

Thứ trưởng Ngoại giao thứ hai của Hàn Quốc Choi Jong-moon đã gặp Đại sứ Nhật Bản Koichi Aiboshi vài giờ sau khi Tokyo chính thức hóa kế hoạch xả nước trong cuộc họp Nội các sáng cùng ngày.

Ông Choi bày tỏ sự lấy làm tiếc và phản đối phía Nhật Bản trong cuộc gặp này.

Trong khi đó, Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc thông báo, nước này lên kế hoạch tăng cường các hoạt động thanh tra mức độ phóng xạ của các sản phẩm hải sản nhập khẩu Nhật Bản và nội địa trong bối cảnh Tokyo đã quyết định xả thải lượng lớn nước nhiễm phóng xạ ra biển.

Bộ này nêu rõ: "Với tôn chỉ đặt sức khỏe và sự an toàn của người dân lên hàng đầu, chúng tôi lên kế hoạch sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đối phó với việc xả thải nước bị nhiễm độc của Nhật Bản".

Theo kế hoạch này, Seoul sẽ tăng số lượng các cuộc điều tra mức độ phóng xạ tại các vùng nước địa phương từ 4 lên 6 trong năm nay.

Bộ này cũng cho hay, các cuộc điều tra trước đây từ năm 2015-2020 cho thấy mức độ phóng xạ ở các vùng biển địa phương gần như không thay đổi so với mức trước năm 2011.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích quyết định của chính phủ Nhật Bản, gọi đây là hành động “cực kỳ vô trách nhiệm”.

Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Nhật Bản nên dừng việc bắt đầu xả thải cho đến khi tham vấn và đạt được đồng thuận với tất cả các nước liên quan và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế.

Bắc Kinh cũng cho biết sẽ có thêm phản ứng đối với quyết định xả nước thải nhiễm xạ của Tokyo.

Ngày 11/3/2011, trận động đất với cường độ 9,0 độ Richter, kích hoạt sóng thần đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy Fukushima Daiichi, dẫn đến tình trạng mất điện ở các lò phản ứng từ số 1-4.

Hậu quả là các lò 1-3 bị nóng chảy, buộc phía nhà máy phải bơm nước làm nguội. Bên cạnh đó, nước ngầm tại khu vực cũng bị nhiễm phóng xạ.

Nhật Bản đã tiến hành xử lý nước nhiễm phóng xạ bằng hệ thống ALPS, và chứa trong các bồn của nhà máy. Hiện khối lượng nước tại đây đã hơn 1,25 triệu tấn và chuẩn bị hết chỗ chứa.

Theo kế hoạch được thông qua, việc xả nước sẽ được khởi động trong vòng 2 năm và toàn bộ quá trình sẽ kéo dài nhiều thập niên.

Nước cần được lọc một lần nữa để loại bỏ các đồng vị có hại và sẽ được pha loãng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trước khi xả ra biển.

TIN LIÊN QUAN
Nga: Nguy cơ 'chiến' rất lớn, Mỹ hãy tránh xa Nga và bán đảo Crimea
Tự nhận là 'tuyến phòng thủ chống Nga' của phương Tây, Ukraine mời gọi Mỹ mang tên lửa Patriot đến 'nhà'
Nhật Bản quyết xả hàng tấn nước thải từng nhiễm xạ ra biển, Hàn Quốc họp khẩn, Mỹ 'thông cảm'
Miền Đông Ukraine: Mỹ, NATO, G7 đồng loạt 'ra mặt' thay Ukraine, cáo buộc Nga 'gây hấn và đe dọa'
Tin thế giới 12/4: Hàng loạt binh sĩ Ukraine tử trận; Mỹ phủ đầu Nga; Động thái mới sau vụ 'khủng bố' ở Iran; Philippines 'nhắn nhủ' Trung Quốc

(theo Yonhap, Reuters)

Tin cũ hơn

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng