TIN LIÊN QUAN | |
Sẽ sớm chính thức loại Nhật Bản khỏi 'Danh sách trắng', Hàn Quốc vẫn để ngỏ đối thoại | |
Hàn Quốc kiện Nhật Bản lên WTO liên quan tới biện pháp kiểm soát xuất khẩu |
Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc đã rơi xuống mức thấp chưa từng thấy trong những năm gần đây. (Nguồn: The Korea Times) |
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Chính phủ Nhật Bản chưa nhận được lời giải thích đầy đủ từ Hàn Quốc về lý do căn bản và chi tiết về sự thay đổi mới nhất, bất chấp yêu cầu trước đó của Tokyo.
Phát biểu họp báo, ông Suga nhấn mạnh: "Thật đáng tiếc rằng, việc sửa đổi đã được thực hiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc chính quyền Hàn Quốc thực hiện trách nhiệm của họ với cộng đồng quốc tế".
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Hàn Quốc đã đăng công báo dự thảo "Hướng dẫn xuất nhập khẩu vật tư chiến lược" sửa đổi, với nội dung xóa tên Nhật Bản khỏi "Danh sách Trắng" các nước được hưởng ưu đãi xuất khẩu, 37 ngày sau khi chính phủ công bố dự thảo trên vào ngày 12/8.
Trước đây, Chính phủ Hàn Quốc phân loại các quốc gia được hưởng ưu đãi về xuất khẩu vật tư chiến lược là "Khu vực A", tương đương với khái niệm "Danh sách Trắng", gồm các quốc gia tham gia đủ 4 hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế và "Khu vực B" gồm các nước còn lại.
Theo quy định mới, "Khu vực A" sẽ được phân nhỏ thành "Khu vực A-1" và "Khu vực A-2", trong đó, Nhật Bản được liệt vào "Khu vực A-2", gồm các nước mặc dù tham gia đủ 4 hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế, song thực hiện không đúng chế độ kiểm soát xuất khẩu theo nguyên tắc quốc tế.
Với quy định mới, khi xin giấy phép xuất khẩu cho từng mặt hàng sang Nhật Bản, hồ sơ phải nộp tăng lên đến 5 loại và thời gian thẩm định kéo dài từ 5-15 ngày. Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình tuân thủ tự nguyện (CP), cũng chỉ được cấp phép cho một số trường hợp đặc biệt.
Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc đã tiến hành thu thập ý kiến về dự thảo sửa đổi trong vòng 20 ngày qua. Kết quả cho thấy 91% người tham gia đóng góp ý kiến ủng hộ bản dự thảo sửa đổi.
Chính phủ nước này giải thích, đây là biện pháp tăng cường quản lý xuất khẩu đối với các nước khó khăn trong hợp tác quốc tế, như vận hành cơ chế không phù hợp với nguyên tắc của hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế.
Seoul đồng thời nhấn mạnh, dự thảo sửa đổi chỉ là nhằm cải thiện cơ chế xuất khẩu, chứ không phải là động thái trã đũa kinh tế đối với Nhật Bản. Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ lập chính sách hỗ trợ, như chỉ định nhân viên thẩm định chuyên trách để tránh trường hợp chậm cấp giấy phép xuất khẩu, gây khó khăn và thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Hàn Quốc cũng hối thúc Nhật Bản thay đổi thái độ, khẳng định luôn sẵn sàng để đối thoại vào bất kể thời gian và địa điểm.
Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc đã rơi xuống mức thấp chưa từng thấy trong những năm gần đây liên quan tới chính sách thương mại và vấn đề bồi thường cho những nạn nhân Hàn Quốc bị ép lao động khổ sai trong các nhà máy Nhật Bản thời chiến.
Dù Washington thất vọng về việc Seoul rút khỏi GSOMIA, liên minh Hàn-Mỹ sẽ vẫn vững chắc TGVN. Ngày 29/8, theo hãng tin Yonhap, Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Cho Yoon-je cho rằng, liên minh Hàn-Mỹ sẽ vẫn vững chắc cho ... |
Hàn Quốc: Bóng đang ở trên phần sân của Nhật Bản TGVN. Ngày 28/8, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Kim Hyun-chong nhấn mạnh rằng, Seoul có thể đảo ngược quyết định ... |
Giới chức Mỹ: Hàn Quốc chấm dứt GSOMIA sẽ làm cho cấu trúc liên minh ít mang tính răn đe hơn TGVN. Theo Mỹ, việc Hàn Quốc chấm dứt GSOMIA với Nhật Bản sẽ làm cho cấu trúc liên minh ít mang tính răn đe hơn. |