Mới đây, cuộc khủng hoảng tại Toyota đã được đẩy lên một nấc mới khi Quốc hội Mỹ yêu cầu Chủ tịch hãng là Akio Toyoda tới điều trần. Các cơ quan chức năng Mỹ, bao gồm Cơ quan An toàn giao thông đường bộ quốc gia (NHTSA), các công tố viên liên bang, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cũng đang tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào Toyota.Hãng tin Reuters đã điểm lại những dấu mốc chính trong thập kỷ qua dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay của “đại gia” công nghiệp ôtô số 1 thế giới.* Năm 2000: Toyota khởi động chương trình mang tên “Xây dựng sức cạnh tranh về chi phí cho thế kỷ 21” nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí tới 30% đối với 180 linh kiện chủ chốt của xem, tiết kiệm gần 10 tỷ USD trong thời gian tới năm 2005.* Tháng 2/2004: NHTSA tiến hành rà soát lại những phàn nàn của người sử dụng xe Lexus ES300 đời 2002 và 2003 về lỗi ở bộ điều khiển điện van tiết lưu của những mẫu xe này, nhưng không phát hiện được sai sót gì.* Tháng 2-3/2004: Hãng bảo hiểm State Farm cảnh báo NHTSA về một xu hướng đáng lo ngại khi người sử dụng xe Lexus ES300 các đời 2002 và 2003 và xe Camry liên tục phàn nàn rằng, xe của họ nhiều lúc bất ngờ tăng tốc ngoài tầm kiểm soát.* Ngày 31/12/2004: Xe của Toyota chiếm khoảng 20% trong số những đơn phản ánh của người tiêu dùng gửi lên NHTSA về tình trạng tăng tốc bất thần trong năm 2004, tăng 4% so với năm 2000.* Tháng 8/2005: NHTSA rà soát lại những mối lo về van tiết lưu điện và sự tăng tốc đột ngột của các mẫu xe Camry, Solara và Lexus ES đời từ 2002-2005. Cuộc điều tra kết thúc vào tháng 1/2006 nhưng các nhà chức trách không tìm ra được lỗi gì ở những xe này.
* Tháng 9/2006: NHTSA mở một cuộc điều tra nhằm vào các mẫu xe Camry và Solara đời 2002-2006 trên cơ sở những lời phàn nàn của người tiêu dùng về việc xe tăng tốc trong khi họ không tăng ga. Cuộc điều tra này cũng không tìm ra được lỗi nào.* Năm 2006: Sau khi số xe của Toyota bị thu hồi trên thị trường toàn cầu tăng mạnh, Chủ tịch Toyota khi đó là Katsuaki Watanabe đã xin lỗi khách hàng về “chất lượng không đều”. Sau đó, Toyota đã tạm dừng việc giới thiệu một số mẫu xe mới suốt nửa năm.* Tháng 3/2007: NHTSA mở một cuộc điều tra để làm sáng tỏ những lo ngại về tình trạng kẹt chân ga ở mẫu xe Lexus ES350 đời 2007. Tháng 8/2007, NHTSA lại tiếp tục cuộc điều tra này sau khi một chiếc Camry đời 2007 gặp tai nạn gây chết người.Vào tháng 9/2007, NHTSA khẳng định lỗi kẹt thảm sàn xe là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trên và yêu cầu Toyota thu hồi xe. Hãng đã thu hồi 55.000 chiếc thảm sàn xe của các mẫu xe Camry và Lexus ES350 đời 2008.* Tháng 9/2007: Cựu luật sư của Toyota là Dimitrios Biller ký thỏa thuận ngừng hợp đồng lạm việc với Toyota. Ông tuyên bố đã phát hiện hàng loạt vụ việc mà Toyota che giấu chứng cứ trước tòa án và Chính phủ Mỹ. Toyota đã mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc này.* Tháng 10/2007: Trong cuộc điều tra uy tín về chất lượng ôtô thường niên, tạp chí Consumer Reports đã loại ba chiếc xe của Toyota ra khỏi danh sách, bao gồm một chiếc Camry. Tạp chí này viết: “Sau nhiều năm đem lại mức độ đáng tin cậy cao, “cỗ xe tăng” Toyota đang có những vết rạn”.* Tháng 12/2007: Doanh số của Toyota tại Mỹ trong năm 2007 đạt 2,6 triệu chiếc. Hãng vượt Ford để trở thành hãng xe lớn thứ hai tại Mỹ, đồng thời trên đà tiếm ngôi của General Motors (GM) ở vị trí hãng xe lớn nhất thế giới.* Ngày 31/12/2007: Xe của Toyota chiếm tới 23% trong tổng số các lá đơn phàn nàn về tình trạng tăng tốc không theo chủ ý mà người tiêu dùng nộp lên NHTSA trong năm 2007.* Tháng 4/2008: NHTSA tiến hành điều tra về lỗi tăng tốc không theo chủ ý ở xe minivan Siena đời 2004. Tháng 1/2009, Toyota đã phải thu hồi 26.501 chiếc xe này để thay thảm sàn xe.* Tháng 6/2009: Ông Akio Toyoda, 53 tuổi, cháu nội của người sáng lập Toyota, được bổ nhiệm làm Chủ tịch hãng, thay cho ông Watanabe.* Tháng 8/2009: Một chiếc Lexus ES350 đời 2009 gặp tại nạn chết người ở Santee, bang California. Các điều tra viên phát hiện thấy thảm sàn xe đã làm kẹt chân ga, và đây có thể là nguyên nhân gây tai nạn.* Tháng 9/2009: NHTSA đề nghị Toyota thu hồi xe để khắc phục lỗi có thể có ở thiết kế chân ga và thảm sàn xe. Toyota cho biết họ sẽ thực hiện việc thu hồi này.* Tháng 10/2009: Toyota thu hồi 3,8 triệu chiếc xe tại Mỹ để giải quyết rủi ro thảm sàn xe có thể khiến chân ga mắc kẹt. Tới tháng 1/2010, vụ thu hồi này đã mở rộng ra hơn 5 triệu xe.* Ngày 15/12/2009: NHTSA gặp gỡ với các quan chức của Toyota tại Nhật Bản để tìm biện pháp hành động nhanh chóng đối với vấn đề an toàn. Toyota cam kết sẽ cải thiện cách phản ứng trước vấn đề này.* Ngày 31/12/2009: Xe của Toyota chiếm tới 33% trong tổng số các lá đơn phàn nàn về tình trạng tăng tốc không theo chủ ý mà người tiêu dùng nộp lên NHTSA trong năm 2009.* Ngày 16/1/2010: Toyota thông báo với NHTSA rằng do nhà cung cấp có tên CTS Corp sản xuất có thể có lỗi mắc kẹt nguy hiểm.* Ngày 19/1: Tại một cuộc họp ở Washington giữa quan chức của Toyota và NHTSA, cơ quan này đã yêu cầu Toyota có hành động tức thì. Vài giờ sau đó, Toyota cho NHTSA biết họ sẽ tiến hành một vụ thu hồi.* Ngày 21/1: Toyota tuyên bố thu hồi khoảng 2,3 triệu chiếc xe để sửa lỗi kẹt chân ga.* Ngày 25/1: NHTSA yêu cầu Toyota ngừng bán những mẫu xe có lỗi.* Ngày 26/1: Toyota ngừng bán ra thị trường Mỹ 8 mẫu xe, bao gồm cả những chiếc xe bán chạy hàng đầu Camry và Corolla. Toyota cũng tuyên bố sẽ ngừng sản xuất 8 mẫu xe này trong tuần đầu tiên của tháng 2.* Ngày 28/1: Toyota họp với NHTSA để rà soát lại việc khắc phục lỗi chân ga. NHTSA cho hay, họ không có phản đối gì với công tác khắc phục này.* Ngày 29/1: NHTSA tiến hành điều tra đối với những chân ga do nhà cung cấp CTS sản xuất. NHTSA cũng yêu cầu CTS cho biết có bán loại chân ga này cho các nhà sản xuất xe khác và thời điểm phát hiện ra sự cố.* Ngày 2/2: Toyota cho hay, doanh số của họ tại thị trường Mỹ trong tháng 1 đã giảm 16%. Đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua, Toyota bán được dưới 100.000 xe tại Mỹ trong một tháng. Thị phần của hãng tại thị trường này cũng sụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2006.* Ngày 2/2: NHTSA tiếp tục điều tra đối với bộ điều khiển điện van tiết lưu trong xe Toyota. Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ Ray LaHood tuyên bố: “Mặc dù Toyota đang thể hiện trách nhiệm cao trong việc khắc phục sự cố, nhưng rắc rối ngày hôm nay là kết quả của cả một quá trình dài”. Toyota cho biết họ sẽ hợp tác với các nhà điều tra.* Ngày 3/2: LaHood cảnh báo những chủ xe Toyota thuộc diện thu hồi ngừng lái những chiếc xe này, nhưng sau đó rút lại cảnh báo trên. Toyota cho biết, họ đang xem xét những phàn nàn của người sử dụng về lỗi phanh xe ở mẫu xe chạy nhiên liệu tổ hợp Prius đời 2010.* Ngày 4/2: NHTSA tiến hành điều tra đối với ít nhất 124 đơn phàn nàn của người tiêu dùng về phanh xe của Prius.* Ngày 5/2: Sau khi “im hơi lặng tiếng” suốt gần 2 tuần, Chủ tịch Toyoda của Toyota đã xuất hiện tại một buổi họp báo để xin lỗi khách hàng về chất lượng xe. Ông công bố kế hoạch thành lập một bộ phận chuyên trách, bao gồm cả các nhà phân tích bên ngoài, để rà soát chất lượng xe. Toyota cân nhắc việc thu hồi xe Prius vì lý do an toàn chân phanh.* Ngày 9/2: Toyota tuyên bố thu hồi gần 500.000 chiếc xe chạy nhiên liệu tổ hợp hiệu Prius và Lexus trên thị trường toàn cầu để khắc phục sự cố chân phanh. Toyoda cho biết, ông có thể tới Mỹ trong tuần thứ ba của tháng 2.* Ngày 22/2: Toyota cho biết, họ đã nhận được trát của liên bang Mỹ yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan tới lỗi tăng tốc không theo chủ ý ở một số mẫu xe và lỗi chân phanh ở xe Prius. Hãng còn cho hay, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã yêu cầu hãng cung cấp các tài liệu tương tự.* Ngày 24/2: Chủ tịch Toyoda sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về cuộc khủng hoảng thu hồi xe.Theo TBKTVN