Năm nay, Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng được tổ chức với quy mô lớn trong hai ngày 20-21/5. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam) |
Đại lễ cũng góp phần thúc đẩy, tăng trưởng khách du lịch đến Quảng Ninh, gắn kết phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái, kích cầu du lịch của địa phương và các vùng lân cận.
Thông qua các hoạt động ý nghĩa được diễn ra, Ban tổ chức còn mong muốn quảng bá hình ảnh con người Quảng Ninh cởi mở, thân thiện, hiếu khách đến với bạn bè trong nước lẫn quốc tế.
Năm nay, Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động ý nghĩa như văn nghệ kính mừng Phật đản (ngày 20/5); chuỗi sự kiện đặc biệt gồm múa đồng diễn kính mừng Phật đản, diễu hành xe hoa mừng Phật đản (ngày 21/5)…
Đặc biệt, cũng trong dịp lễ Phật đản này, chùa Ba Vàng cũng tiến hành khánh thành tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới. Đây là công trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất và sự tu học của hàng Phật tử.
Giảng đường có kết cấu 2 tầng, tổng diễn tích một mặt sản 6.000m2. Với sức chứa 15.000 người, đây là nơi sinh hoạt chính để Phật tử tu học và tổ chức các đại lễ của chùa.
Trước đó, phía đơn vị tổ chức là chùa Ba Vàng đã gấp rút chuẩn bị mọi thứ từ khâu kịch bản, công tác trang trí, khánh tiết… để đảm bảo chương trình diễn ra đúng tiến độ. Chùa cũng đã tập hợp các đội ngũ tình nguyện viên, nhằm hỗ trợ cho việc điều phối, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực chùa trong những ngày sự kiện diễn ra.
Đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, đơn vị tổ chức cũng có nhiều biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng để phòng chống, nhằm đảm bảo việc các hoạt động diễn ra an toàn.
Chương trình Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng có sự quang lâm của chư Tôn Đức Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tăng Ni trong nước và quốc tế, cùng sự có mặt của đông đảo nhân dân, Phật tử trong và ngoài nước.
“Đây không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo, hòa mình vào không khí vui tươi, nhộn nhịp mừng ngày Đức Thế Tôn giáng trần”, đại diện Ban tổ chức cho hay.
| Lễ Phật đản 2022 diễn ra vào ngày nào? Theo Lịch vạn niên, lễ Phật đản năm 2022 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 15/5 Dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Nhâm ... |
| Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến đồng bào theo đạo nói chung và với tăng, ni, phật tử nói riêng Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566, dương lịch 2022, sáng 11/5, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, ... |
| Đại lễ Phật đản 2022 của người Việt tại Pháp Ngày 15/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), Trúc Lâm Thiền Viện ở thành phố Villebon-sur-Yvette (cách thủ đô Paris 25km về phía Nam) đã tổ ... |
| Cộng đồng người Việt tại Czech tổ chức Đại lễ Phật đản 2022 Ngày 29/5, tại thủ đô Prague, Hội Phật tử Việt Nam tại Czech đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch ... |
| Đề xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Từ 28 – 30/12, Đại lễ Phật thành đạo đã được Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh ... |