TIN LIÊN QUAN | |
Chile vẫn theo đuổi TPP bất chấp việc Mỹ rút lui | |
Đức sẽ tận dụng tốt cơ hội mà Mỹ để lại sau khi rút khỏi TPP |
Tuy nhiên, ông Abe dường như đã không còn cơ hội để nói với ông Trump về TPP nữa. Bởi ngày 23/1, Thủ tướng Nhật Bản phát biểu trong một cuộc họp của Hạ viện Quốc hội Nhật Bản rằng, ông tin là tân Tổng thống Mỹ sẽ hiểu được sự quan trọng của thương mại tự do và công bằng. Và vì vậy, ông muốn khiến ông Trump hiểu hơn về giá trị, tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Hiệp định thương mại TPP.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau (24/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP. (Nguồn: Reuters) |
Theo ông Abe, Tokyo mong muốn giải thích về sự đóng góp của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với nền kinh tế Mỹ. Đây là lập trường mà Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua, trong nỗ lực chống đỡ với các đe dọa về “thuế biên giới” khi hàng hóa nước này nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, ông Abe khẳng định, TPP là động lực để các nước cải cách kinh tế. Đồng thời, hiệp định thương mại này chính là đối trọng của quốc gia châu Á đang lên - Trung Quốc. Bởi thế, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định, ông sẽ tiếp tục theo đuổi hiệp định thương mại đa quốc gia mà Mỹ đã tuyên bố rút khỏi này.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2016, tại một phiên họp toàn thể tại Thượng viện trước khi lên đường đến gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump, thay vì chờ đợi phản ứng từ Mỹ, ông Abe nói: “Tôi muốn Nhật Bản sẽ giữ vai trò lĩnh xướng trong việc tạo ra động lực để hiệp định này mau chóng có hiệu lực”.
Trong khi đó, phát biểu trên đài phát thanh New Zealand mới đây, Thủ tướng New Zealand Bill English cho biết, việc tân Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP sẽ không ngăn cản 11 nước còn lại cân nhắc một phiên bản sửa đổi của hiệp định này. Theo thông tin từ ông English, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Australia tuần trước đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ việc thúc đẩy một phiên bản mới cho TPP mà không có Mỹ. Dù khẳng định “TPP chưa chết” nhưng ông English cho rằng “kế hoạch B” sẽ rất khó khăn.
Còn phía Australia, từ Thủ tướng đến các thành viên Chính phủ đều không ngừng tuyên bố, quyết theo đuổi TPP dù không có Mỹ. Mới đây, Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và đầu tư Steven Ciobo nhấn mạnh, TPP sẽ mang đến cơ hội xuất khẩu mới cho người nông dân và các nhà cung cấp dịch vụ của Australia, qua đó, hỗ trợ sự tăng trưởng thương mại trong khu vực, góp phần thúc phát triển kinh tế và tạo nhiều việc làm mới. Trong khi trước đó, hồi tháng 11/2016, phát biểu với báo giới tại Canberra sau khi tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Peru, Thủ tướng Malcolm Turnbull khẳng định, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn là một trong những ưu tiên thương mại quan trọng nhất của nước này, bất chấp việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi TPP ngay trong ngày làm việc đầu tiên.
Nếu thành hiện thực, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. (Nguồn: Linkedin) |
Hiệp định TPP hiện được chính phủ nhiều nước kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Khẳng định 11 quốc gia thành viên khác trong đó có Australia vẫn mong đợi hiệp định thương mại tự do đa phương này được thông qua và sớm được triển khai, Thủ tướng Turnbull cho biết, Australia sẽ vẫn giữ nguyên lập trường ủng hộ mạnh mẽ TPP vì hiệp định này rõ ràng có lợi.
Bộ trưởng Ciobo cũng cho biết, tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) từ 17-21/1 vừa qua, các quan chức Australia đã gặp gỡ các đối tác trong TPP như Nhật Bản, Canada, Mexico, Singapore, New Zealand và Malaysia để thảo luận những lựa chọn có thể thay thế. Và, đây sẽ là nội dung chính tại các cuộc gặp giữa các nước TPP trong những tháng tới.
Trong khi đó, vị tổng thống vốn là người ủng hộ nhiệt thành với hoạt động tự do thương mại của Peru Pedro Pablo Kuczynski từng nói rằng: “TPP có thể thay thế bằng một thỏa thuận tương tự nhưng không có Mỹ”. Trước thềm Diễn đàn cấp cao APEC 24, ông Kuczynski từng chia sẻ quan điểm: “Tôi nghĩ sẽ là tốt nhất khi có một thỏa thuận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc và cả Nga nữa... Đó sẽ phải là một cuộc đàm phán mới”.
Thượng nghị sĩ John McCain phản đối Mỹ rút khỏi TPP "Quyết định này sẽ mở đường cho Trung Quốc viết lại các luật chơi kinh tế khiến người lao động Mỹ phải trả giá. Nó ... |
Tổng thống Donald Trump chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP Sáng 24/1 (giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump chính thức ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ... |