TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế hồi phục, ngành chế tạo Nhật Bản lạc quan | |
Dầu châu Á vẫn vững giá bất chấp Mỹ gia tăng sản lượng |
Theo thông báo của Hội Thiên văn Mỹ, kể từ 9h05 sáng (giờ địa phương), tức 16h05 theo giờ GMT, bang Oregon - ở miền Tây Bắc nước Mỹ, sẽ là địa phương đầu tiên trên đất Mỹ chứng kiến nhật thực. Người dân có thể quan sát nhật thực toàn phần 75 phút sau đó.
Theo ước tính của chính quyền bang Oregon, hàng triệu người đã đổ tới bang này để tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và hiếm có này. Nhật thực sẽ di chuyển từ Tây sang Đông, xuyên qua 14 tiểu bang, với bề ngang khoảng 113km.
Khoảng 12 triệu người tại 14 bang sẽ được chứng khiến nhật thực toàn phần, hàng triệu người dân ở các bang khác chỉ có thể chứng kiến nhật thực một phần.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Reuters) |
Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, khoảng 87 triệu người trong tổng số 123 triệu người làm việc vào thời điểm xảy ra nhật thực, sẽ có khoảng 20 phút để nghỉ giữa giờ xem nhật thực. Tính trung bình, mỗi lao động dừng làm việc sẽ gây tổn thất 7,9 USD, tổng cộng là gần 690 triệu USD thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, dự báo này chưa tính đến các thiệt hại khác, chẳng hạn hiện tượng nhật thực toàn phần trong ngày 21/8 sẽ khiến bang California không có đủ năng lượng Mặt trời cho hơn 1,5 triệu hộ gia đình.
Dù sao, đối với các chuyên gia, thiệt hại này là không đáng kể, so với sự kiện như giải Vô địch Bóng đá Mỹ Superbowl, khiến mỗi giờ thiệt hại khoảng 1,75 tỷ USD.
Theo dự báo, hiện tượng nhật thực toàn phần lần tới xuất hiện tại Mỹ sẽ xảy ra vào năm 2024, nhưng phải tới ít nhất là năm 2045, toàn nước Mỹ mới chứng kiến nhật thực toàn phần trở lại.
Canada đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp mới cho NAFTA Trong một phát biểu về quan điểm của Canada tại vòng đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra ... |
Góc nhìn khác về toàn cầu hóa: Được và mất (Kỳ I) Nhiều nhà kinh tế hàng đầu từng chỉ trích phong trào chống toàn cầu hóa là “tìm cách quay lại thời mông muội". Giờ đây, ... |
Mỹ và Nhật Bản thảo luận về thúc đẩy thương mại, kinh tế Giới chức Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về việc đẩy nhanh các cuộc đàm phán nhằm tăng cường thương mại song phương, cũng ... |