Tuy nhiên, các quan chức LHQ cho biết họ không biết ông Trump đã lên kế hoạch rút chữ ký của Mỹ khỏi hiệp ước.
Người Phát ngôn LHQ Stephane Dujarric gọi UNATT là "một thành tựu mang tính bước ngoặt trong nỗ lực nhằm đảm bảo trách nhiệm trong việc chuyển giao vũ khí quốc tế".
Năm 2013, Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu chấp thuận áp đảo hiệp ước này. Mỹ, nước sản xuất vũ khí số 1 thế giới, đã bỏ phiếu ủng hộ hiệp ước bất chấp sự phản đối quyết liệt từ NRA.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại trụ sở Hiệp hội súng trường Mỹ (Nguồn: Reuters) |
Theo giới quan sát, rút khỏi UNATT là một phần trong việc điều chỉnh chính sách xuất khẩu vũ khí của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy ngành chế tạo vũ khí của Mỹ.
Tuyên bố của ông Trump ngay lập tức bị một số tổ chức nhân quyền quốc tế lên án.
Chủ tịch nhóm Oxfom Abby Maxman cho rằng Mỹ sẽ chặn vũ khí với Iran, Triều Tiên và Syria với lý do bảo vệ những người dân vô tội khỏi vũ khí chết người.
Còn trong một thông báo, ông Adotei Akwei, thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế Mỹ, cho biết với thông báo này, chính quyền Tổng thống Trump sẽ mở cửa trở lại cho hàng loạt thương vụ vũ khí với các tiêu chí nhân quyền bị suy yếu.
Đến nay, 101 quốc gia đã chính thức tham gia UNATT. Ngoài ra có 29 quốc gia khác, bao gồm Mỹ, đã ký nhưng không tham gia một cách chính thức.
Hơn 2 năm kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã rút Mỹ khỏi hàng loạt hiệp ước, thỏa thuận quốc tế, trong đó có Hiệp ước biến đổi khí hậu Paris, Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.