Năm 2022: Khủng hoảng năng lượng ‘rối bời’ giữa xung đột ở Ukraine và trừng phạt ăn miếng trả miếng Nga-EU

Hải An
Suốt 10 tháng qua, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, EU đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Nga, Moscow “phản đòn” bằng cắt giảm nguồn cung khí đốt, khiến người dân phải "è cổ" gánh chi phí năng lượng tăng phi mã. Liệu có ánh sáng cuối đường hầm?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
EU đề xuất gói trừng phạt thứ 9 đối với Nga. (Nguồn: Afaceri News)
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu bắt nguồn một phần từ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga. (Nguồn: Afaceri News)

Giá dầu tăng phi mã

Sau gần hai năm phong tỏa liên tục vì đại dịch Covid-19, các nền kinh tế trên thế giới đã bắt đầu trở lại với trạng thái hoạt động bình thường vào đầu năm 2022.

Trên thực tế, quá trình này diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều người dự đoán, gây áp lực lên các chuỗi cung ứng đang phục hồi “khó nhọc” sau đỉnh điểm của đại dịch.

Do đó, sau khi sụt giảm do nhu cầu giảm vào năm 2020 và 2021, giá năng lượng bắt đầu tăng trở lại. Đầu năm 2022, giá dầu thô Brent ở mức 80 USD/thùng. Đến giữa tháng 2, mặt hàng chiến lược này tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùng, trước khi ổn định trở lại.

Tuy nhiên, sau này, thị trường ghi nhận đây chỉ là “thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi” của “vàng đen”. Đó là bởi vì, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau Covid-19, xung đột Nga-Ukraine, sự căng thẳng giữa Moscow và phương Tây ngày càng leo thang đã khiến an ninh năng lượng toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, bắt đầu từ 24/2, đã có tác động gần như ngay lập tức đến thị trường năng lượng.

Từ mức dưới 100 USD/thùng vào ngày 23/2, giá dầu thô Brent đã tăng lên 118 USD/thùng một tuần sau đó. Đến ngày 8/3, mặt hàng này tăng vọt lên hơn 133 USD/thùng.

Trong khi đó, khí đốt tự nhiên đã tăng từ khoảng 88 Euro/MWh vào ngày 23/2 lên 165 Euro/MWh một tuần sau đó và 227 Euro/MWh giờ vào ngày 7/3.

Đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng, tác động của diễn biến thị trường năng lượng nhanh chóng trở nên rõ ràng. Từ mức trung bình 1,67-1,77 Euro/lít xăng trong tháng Hai, giá nhiên liệu này đã nhanh chóng tăng lên mốc 2 Euro/lít vào đầu tháng Ba.

Cùng với giá năng lượng tăng cao, giá một số dịch vụ và hàng hóa tại nhiều quốc gia cũng theo chân phi mã trong tháng Ba, thậm chí tăng 30%.

Với những đợt tăng giá tương tự xảy ra trên khắp châu Âu và thế giới, các chính phủ đã phải gấp rút đưa ra những kế hoạch đối phó nhằm giảm tác động không mong muốn.

Ở Ireland, phản ứng ban đầu là cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 200 Euro hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình.

Theo giới phân tích, những biện pháp hỗ trợ như thế này, cuối cùng đã được chứng minh chỉ là một bước đi mở đầu, trước khi cú sốc giá biến thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.

Tính đến cuối năm 2022, mặc dù giá dầu chưa bao giờ quay trở lại mức đỉnh hồi đầu tháng 3, nhưng nó vẫn ở mức cao trong phần lớn thời gian của năm. Trong khi đó, giá xăng tiếp tục đi lên trong nửa cuối năm nay.

Nga sử dụng “con bài” khí đốt

Tất cả những vấn đề trên một phần là do phản ứng của châu Âu đối với xung đột Nga-Ukraine.

Trong bối cảnh Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Đức đã nhanh chóng đình chỉ chứng nhận đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 khi việc xây dựng dự án này đã hoàn tất. Đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức này từng được kỳ vọng sẽ tăng cường nguồn cung và cắt giảm chi phí năng lượng cho các quốc gia Tây Âu.

Và trong khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) từng áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt, hoặc thậm chí cấm năng lượng của Nga, họ đã cam kết tự nguyện loại bỏ nguồn cung từ Moscow càng nhanh càng tốt.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (19-25/12): Tổng thống Nga Putin yêu cầu tăng cường sản xuất vũ khí, Mỹ cam kết ‘bảo trợ’ Ukraine đến cùng, cháy kho xăng ở Colombia Ảnh ấn tượng tuần (19-25/12): Tổng thống Nga Putin yêu cầu tăng cường sản xuất vũ khí, Mỹ cam kết ‘bảo trợ’ Ukraine đến cùng, cháy kho xăng ở Colombia

Tuy nhiên, cuối cùng thì chính Nga đã gây thêm áp lực cho EU bằng quyết định cắt giảm nguồn cung khí đốt mà nước này bơm qua đường ống Nord Stream.

Đến tháng 6, nguồn cung khí đốt của Nga đến châu Âu đã giảm 75%. Vào tháng 7, đường ống Nord Stream đóng cửa trong 10 ngày và vào tháng 8, dự án này đã ngừng hoạt động hoàn toàn.

Nga đã đặt điều kiện cung cấp khí đốt trở lại nếu EU chấm dứt các biện pháp trừng phạt nước này. Thời điểm đó, việc Moscow dừng bơm khí đốt sang châu Âu đã làm dấy lên lo ngại rằng, lục địa này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng khi mùa Đông đến.

Mối quan ngại dường như lên đến đỉnh điểm khi khí đốt bán buôn đạt gần 340 Euro/MWh vào cuối tháng 8, tăng 467% so với mức trước xung đột ở Ukraine.

Tại Ireland, theo Tổng cục thống kê, đến tháng 11, giá điện sinh hoạt đã cao hơn 63,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá gas tăng gần 89%. Và mức tăng giá này đã thúc đẩy chính phủ kêu gọi hành động nhiều hơn - với ngân sách 2023 được đóng khung dưới dạng gói “chi phí sinh hoạt”.

Chính phủ hỗ trợ các gia đình bằng nhiều khoản giảm giá năng lượng và gia hạn cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu. Trong khi đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ thông qua Chương trình hỗ trợ năng lượng kinh doanh tạm thời.

Tuy nhiên, những hỗ trợ này chỉ có tác dụng làm dịu tác động của giá cả cao hơn, chứ không chặn đứng đà tăng và đưa năng lượng về mức giá hợp lý.

Trung Quốc xem lệnh trừng phạt mới của Mỹ với Dòng chảy phương Bắc 2 là vô căn cứ (Nguồn: AFP)
Trong bối cảnh Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Đức đã nhanh chóng đình chỉ chứng nhận đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 khi việc xây dựng dự án này đã hoàn tất. (Nguồn: AFP)

Áp lực lên người tiêu dùng

Và thực tế đã cho thấy, khủng hoảng năng lượng cũng tác động tiêu cực tới phần còn lại của nền kinh tế.

Chi phí năng lượng cao hơn có nghĩa là nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Các trang trại phải chi nhiều tiền hơn để nuôi và vận chuyển động vật. Các nhà sản xuất phải chi trả hóa đơn năng lượng cao hơn. Các văn phòng tốn nhiều chi phí hơn cho ánh sáng và sưởi ấm.

Và cuối cùng, tình trạng trên đã ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Giá tiêu dùng tăng nhanh cũng kéo theo một loạt áp lực, khi các ngân hàng trung ương bắt tay vào kiểm soát lạm phát.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất từ 0 lên 2% chỉ trong vài tháng vào tháng 7, khiến các khoản tín dụng trở nên đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Tất cả những áp lực trên như “bắt tay nhau” làm tăng thêm áp lực tăng lương, vốn đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, tạo thêm mối lo ngại về chi phí cho một số công ty.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vô cùng khó khăn này, vẫn có thể có ánh sáng ở cuối đường hầm.

Sau khi tăng vọt vào tháng 6, giá dầu đã giảm trở lại ở mức trước xung đột, do kỳ vọng về sự suy thoái toàn cầu đã khiến nhu cầu đối với các loại xăng và dầu diesel giảm.

Trong khi đó, nỗ lực phối hợp để lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của châu Âu, cùng với mùa Đông ấm hơn dự kiến, cho đến nay, đã làm dịu đi nỗi lo mất điện trong khu vực. Kết quả là, giá khí đốt cũng giảm.

Đã có một số hy vọng rằng, ít nhất, diễn biến trên sẽ cho phép các công ty năng lượng bắt đầu nới lỏng một số đợt tăng giá bất thường vào đầu năm 2023.

Mặc dù vậy, thách thức nạp đầy kho dự trữ khí đốt của châu Âu để chuẩn bị cho mùa Đông năm 2023 sẽ gây áp lực lớn tới nguồn cung, ngay cả khi khu vực này chuyển sang mùa Xuân và mùa Hè.

Ảnh ấn tượng tuần (19-25/12): Tổng thống Nga Putin yêu cầu tăng cường sản xuất vũ khí, Mỹ cam kết ‘bảo trợ’ Ukraine đến cùng, cháy kho xăng ở Colombia

Ảnh ấn tượng tuần (19-25/12): Tổng thống Nga Putin yêu cầu tăng cường sản xuất vũ khí, Mỹ cam kết ‘bảo trợ’ Ukraine đến cùng, cháy kho xăng ở Colombia

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin yêu cầu tăng cường sản xuất thiết bị quân sự phục vụ chiến dịch, Tổng thống Zelensky thăm Mỹ, ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu vẫy vùng tìm đường 'thoát Nga', chọn khí đốt hóa lỏng, đường càng đi càng dài?

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu vẫy vùng tìm đường 'thoát Nga', chọn khí đốt hóa lỏng, đường càng đi càng dài?

EU đang đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng LNG trong nỗ lực thay thế khí đốt tự nhiên từ Nga. Tuy ...

Áp trần giá khí đốt: Báo Mỹ nói khủng hoảng năng lượng thêm trầm trọng, ai đang ăn mừng?

Áp trần giá khí đốt: Báo Mỹ nói khủng hoảng năng lượng thêm trầm trọng, ai đang ăn mừng?

Trang Bloomberg cho rằng, biện pháp áp trần giá khí đốt của châu Âu có nguy cơ hạn chế nguồn cung cho khu vực và ...

Áp giá trần dầu Nga: Thu nhập của Moscow ‘chẳng hề hấn’, EU loay hoay tìm nguồn cung thay thế

Áp giá trần dầu Nga: Thu nhập của Moscow ‘chẳng hề hấn’, EU loay hoay tìm nguồn cung thay thế

Bất chấp lệnh trừng phạt từ phương Tây, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga vẫn đạt kỷ lục nhờ xuất khẩu năng lượng. ...

Giá tiêu hôm nay 26/12, thị trường phản ứng trái chiều, kỳ vọng hồ tiêu trở lại danh sách ‘cây trồng tỷ đô’ trong năm 2023

Giá tiêu hôm nay 26/12, thị trường phản ứng trái chiều, kỳ vọng hồ tiêu trở lại danh sách ‘cây trồng tỷ đô’ trong năm 2023

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 59.500 đ/kg.

(theo rte.ie)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Sáng 22/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động