📞

Những bức ảnh từng đạt giải "Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm”

17:24 | 06/04/2016
Cuộc thi "Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm" là giải thưởng đề cập đến những vấn đề như biến đổi khí hậu, gia tăng nghèo đói, nhân quyền… trên toàn thế giới. 

Cuộc thi thường niên “Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm” do Viện Quản lý Nước và Môi trường Chartered của Anh tổ chức là một trong những giải thưởng uy tín nhất về nhiếp ảnh thế giới đang vào giai đoạn “nước rút”, khi hạn chót nộp ảnh dự thi vào ngày 18/4 sắp đến gần.

Cuộc thi "Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm" là giải thưởng đề cập đến những vấn đề như biến đổi khí hậu, gia tăng nghèo đói, nhân quyền… trên toàn thế giới. Đặc biệt, nhưng năm gần đây, các nhiếp ảnh gia châu Á ngày càng giành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi này. Việt Nam cũng có nhiếp ảnh gia Lý Hoàng Long đã từng được vinh danh.

Xin giới thiệu một vài bức ảnh tiêu biểu đã từng đoạt giải gần đây:

*Tác phẩm “Những tấm Cà-Sa cứu cây” đạt giải năm 2014

Chụp các nhà sư của Campuchia và người dân địa phương đang ban phước cho một trong những cây lớn còn sót lại của khu rừng bị phá hủy để trồng chuối. Mặc dù đã quá muộn, nhưng mọi người hy vọng trong tương lại sẽ có thể ngăn chặn được nạn khai thác gỗ bừa bãi. 

Bức ảnh “Những tấm Cà-Sa cứu cây” của nhiếp ảnh gia Luke Duggleby

* Tác phẩm “Tưới nước cho dưa hấu” đạt giải năm 2015

Chụp cảnh cặp vợ chồng đang tưới nước cho vườn dưa hấu của họ từ dòng song Teesta ở bang miền Tây Bengal của Ấn Độ. Dòng sông này đang dần cạn. Các hộ dân khó khăn lắm mới đưa được nước sông vào những ruộng dưa của họ bằng những ống nhựa dẫn nước ngoằn ngèo.

Bức ảnh “Tưới nước cho dưa hấu” của nhiếp ảnh gia Uttam Kamati.

*Tác phẩm “Cuộc sống gầm cầu” đạt giải năm 2015

Chụp những đứa trẻ ở độ tuổi đi học nhưng đang chơi đùa bên cạnh những ngôi nhà ổ chuột dưới gầm cầu ở Kolkata Ấn Độ. Tác giả đã có thời gian quan sát và nhận ra cuộc sống chậm chạp trôi đi ở nơi này đã 4 năm.

Bức ảnh “Cuộc sống gầm cầu” của nhiếp ảnh gia Dipayan Bhar.

* Tác phẩm “Thuộc da độc hại” đạt giải năm 2014

Chụp một đôi chân bị tuột hết da trắng bợt. Trên bờ sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ, nơi có những xưởng thuộc da lớn của Ấn Độ, cung cấp đến 95% sản phẩm cho thị trường da thuộc phương Tây, đã thải ra dòng sông Hằng chất thải chưa qua xử lý, dẫn đến những khu vực người dân sống gần đó bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là các bệnh về da.

Bức ảnh “Thuộc da độc hại” của nhiếp ảnh gia Sean Gallagher.

*Tác phẩm “Vòng quay cuộc sống” đạt giải năm  2014

Chụp những người ăn xin thuộc đủ mọi lứa tuổi, nằm, ngồi, chơi trong những ống cống bê tông xếp tròn tầng tầng lớp lớp. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số người ăn xin tại Bangladesh lên tới hơn 900.000. Chính phủ mới ở Bangladesh vừa quyết định cấm ăn xin và có kế hoạch loại bỏ tình trạng này khỏi đường phố, và những người bị bắt gặp ăn xin sẽ bị phạt tù. Tuy nhiên nhiều người cho rằng phạt như vậy là hành động vi phạm nhân quyền.

Bức ảnh “Vòng quay cuộc sống” của nhiếp ảnh gia Faisal Azim.

*Tác phẩm “Thu hoạch cua” đạt giải năm 2014

Chụp một người nông dân ở Satkhira, Bangladesh đang mang cua đi bán. Ngày 25/5/2009, tại biên giới bờ biển của Bangladesh đã xảy ra một cơn bão lốc nghiêm trọng với cột sóng cao hai đến ba mét tàn phá mảnh đất màu mỡ và làm ngập mặn nơi này. Người dân không thể canh tác được vì vậy họ phải đi bắt của để mưu sinh.

 Bức ảnh “Thu hoạch cua”  của nhiếp ảnh gia Alve Kazi Riasat.

*Tác phẩm “Kiểm tra lưới” đạt giải năm  2014

Chụp cảnh một ngư dân đang chèo thuyền đi cất vó bắt cá trên dòng nước xanh. Một khung cảnh trong lành thường thấy ở vùng sông nước của Việt Nam. Hiện ngành thủy hải sản của Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn. Với mục tiêu tiến tới đạt từ 53- 55% GDP vào năm 2020 và đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 60%, thì ngành đánh bắt cá của Việt Nam rất cần quan tâm đến nguồn thủy hải sản trên vùng sông Mekong 

Bức ảnh “Kiểm tra lưới” của nhiếp ảnh gia Lý Hoàng Long.
(theo The Guardian)