Những chiếc máy bay Nga 'đúng người, sai thời điểm'

Quang Hiếu
Những chiếc máy bay này từng có khả năng thay đổi ngành hàng không nước Nga, nhưng đã rơi vào quên lãng do chiến tranh và khủng hoảng kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Máy bay chiến đấu S-47 xuất hiện vào cuối những năm 1990 mà lẽ ra có thể thay thế vị trí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga. (Nguồn: Sputnik)
Máy bay chiến đấu S-47 xuất hiện vào cuối những năm 1990 mà lẽ ra có thể thay thế vị trí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga. (Nguồn: Sputnik)

Máy bay của Liên Xô trước kia hay Nga bây giờ luôn được xếp trong danh sách những máy bay tốt nhất thế giới, cùng với máy bay của Mỹ và Pháp.

Trong suốt thế kỷ 20, các kỹ sư Nga đã phát triển nhiều dự án tiềm năng có thể thay đổi bộ mặt của ngành hàng không thế giới, cũng như hứa hẹn sự thành công về mặt thương mại.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số loại máy bay không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Chiến tranh hoặc tình trạng trì trệ kinh tế vào thời điểm đó đã khiến những mẫu máy bay này trở nên .

Dưới đây là ba dự án máy bay trong quá khứ sinh sai thời điểm mà bạn có thể chưa bao giờ nghe tới.

Máy bay chiến đấu Su-47

Máy bay chiến đấu S-47 xuất hiện vào cuối những năm 1990 mà lẽ ra có thể thay thế vị trí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga.

Su-47 được coi là một trong những chiếc máy bay độc lạ nhất thế giới. Thiết kế đặc thù là cánh quét ngược giúp cải thiện khả năng điều khiển ở tốc độ thấp, khả năng hạn chế tầm nhìn của radar trong quá trình cất cánh và hạ cánh, cũng như tăng hiệu quả khí động học của máy bay phản lực.

Tuy nhiên, chính sự độc đáo này đã trở thành lý do khiến chiếc máy bay này không được quân đội Nga chấp nhận.

Tổng biên tập tạp chí “Homeland Arsenal” Viktor Murahovsky, lý giải Su-47 quá đắt và không phù hợp để sản xuất hàng loạt.

Để tạo ra những cánh quét ngược cần sử dụng vật liệu composite sợi carbon đắt tiền. Vì vậy, quân đội Nga đã cân nhắc hoãn dự án chờ đợi điều kiện kinh tế tốt hơn.

“Sau đó, công ty Sukhoi đã đưa ra dự án Su-57 và mọi người đều quên mất chiếc máy bay phản lực cánh quét ngược đó”, ông Viktor Murahovsky nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết Su-47 không hẳn uổng phí vì máy bay này sau đó đã được sử dụng để thử nghiệm các công nghệ nhằm triển khai trên máy bay chiến đấu Su-57.

Theo đó, công ty Sukhoi đã thử nghiệm các công nghệ tàng hình của tàu lượn và vị trí đặt vũ khí bên trong thân máy bay Su-47 để giảm khả năng hiển thị của máy bay trên radar. Cả hai công nghệ này đều đã được hiện đại hóa và hiện được sử dụng trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57.

Mô hình máy bay thương mại S-21 của Sukhoi. (Nguồn: vitalykuzmin)
Mô hình máy bay thương mại S-21 của Sukhoi. (Nguồn: vitalykuzmin)

Máy bay thương mại S-21

Máy bay chở khách S-21 được coi là tiêu chuẩn cho tiến bộ kỹ thuật trong những năm 1980 với nhiều điểm đáng chú ý ở mọi khía cạnh.

Riêng vẻ ngoài của nó trông giống như một chiếc máy bay đến từ tương lai, và nó từng hứa hẹn sẽ giành được vị trí thích hợp trên thị trường thương mại hàng không. Tuy nhiên, nó đã không được đi vào sản xuất, mặc dù được tài trợ bởi các nhà đầu tư tư nhân.

Tổng biên tập tạp chí “Homeland Arsenal” cho biết S-21 chính là một trong những nguyên mẫu máy bay phản lực siêu thanh thương mại đầu tiên trên thị trường. Và đáng lẽ Sukhoi có thể tham gia mạnh hơn vào phân khúc này từ nhiều năm trước. Nhưng chuyện xảy ra với S-21 cũng tương tự như Su-47, đó là vấn đề tiền đâu?

Theo ông Viktor Murahovsky, sau khi Liên Xô tan rã, quân đội Nga thực sự không còn tiền để trả lương cho các sĩ quan và binh lính cũng như các kỹ sư của mình. Chưa kể đến việc đầu tư hàng triệu USD vào việc phát triển máy bay.

“Và tình hình chỉ được cải thiện trong những năm 2000, khi giá dầu và khí đốt tăng. Kể từ đó, Moscow mới bắt đầu trở lại các chương trình mua và phát triển vũ khí trị giá hàng tỷ USD”, vị chuyên gia này đề cập.

Một trong những chương trình đó vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Đó là, Nga đã đầu tư khoảng 300 tỷ USD vào phát triển và mua lại vũ khí cho đến năm 2027. Số tiền này sẽ được sử dụng để tạo ra các hệ thống chiến lược, hàng không và mặt đất mới nhằm sử dụng cho việc tái vũ trang toàn quân.

Máy bay BB-21 của Liên Xô ra đời vào cuối những năm 1930. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có lắp súng trên cánh. (Nguồn: Russia Beyond)
Máy bay BB-21 của Liên Xô ra đời vào cuối những năm 1930, là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có lắp súng trên cánh. (Nguồn: Russia Beyond)

Máy bay đầu tiên trên thế giới có súng trên cánh

Máy bay BB-21 của Liên Xô ra đời vào cuối những năm 1930. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có lắp súng trên cánh.

“Trước đó, máy bay chỉ sử dụng súng máy ở phía trước hoặc phía sau buồng lái. Thời điểm đó, các kỹ sư Liên Xô đã trình làng một chiếc monoplane (loại máy bay có một phi cơ chính) với súng điều khiển từ xa trên cánh”, chuyên gia Viktor Murahovsky lưu ý.

Dự án đã được quân đội thông qua, nhưng không thể thành hiện thực và đưa vào sản xuất hàng loạt do Liên Xô bị quân đội Đức tấn công vào năm 1941. Chiến tranh khiến tất cả các cơ sở sản xuất phải chuyển sang sản xuất máy bay Yak-1. Mặc dù máy móc Yak-1 kém hơn về mặt kỹ thuật và hỏa lực cũng không bằng, nhưng Liên Xô không có lựa chọn nào khác.

BB-21 được trang bị hai khẩu pháo cỡ nòng cao và hai súng máy trên mỗi cánh. Nó cũng có một súng máy ở phần phía sau để bảo vệ máy bay trong các cuộc chiến đấu trên không và các cuộc tấn công từ đằng sau.

Máy bay BB-21 có thể đạt tốc độ lên đến 400 km/h và bay ở độ cao lên tới 6.650m, những điều khá đột phá vào thời điểm cuối những năm 1930.

Thông điệp 'hy vọng' nhân dịp Tết Nhâm Dần của các Đại sứ nhóm G4

Thông điệp 'hy vọng' nhân dịp Tết Nhâm Dần của các Đại sứ nhóm G4

Nhân dịp Tết Nhâm Dần, Đại sứ các nước New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ (nhóm G4) đã cùng tổ chức Hope Box ...

Nga tăng cường lực lượng phòng thủ bờ biển phương Bắc, sẵn sàng đáp trả bằng sức mạnh quân sự

Nga tăng cường lực lượng phòng thủ bờ biển phương Bắc, sẵn sàng đáp trả bằng sức mạnh quân sự

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong năm nay, Moscow sẽ thành lập sư đoàn phòng thủ bờ biển mới nhằm bảo đảm an ninh toàn ...

(theo Russia Beyond)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động