Những chuyến đi Trường Sa: Thắt chặt tình đoàn kết quân-dân

Duy Quang
Nhân kết thúc chuyến thăm của đoàn kiều bào tới Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2022, (từ ngày 17-25/5), Đại sứ Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến đi ý nghĩa này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đoàn kiều bào thăm Trường Sa năm 2022. (Ảnh: Duy Quang)
Đoàn kiều bào thăm Trường Sa năm 2022. (Ảnh: Duy Quang)

Thưa Đại sứ, năm nay chuyến thăm Trường Sa do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức có điểm gì đặc biệt so với mọi năm?

Đáp ứng tình cảm và nguyện vọng của đồng bào ta ở nước ngoài, kể từ năm 2012 đến năm 2019, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức tám đoàn với sự tham gia của gần 600 lượt kiều bào đi thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Năm 2020-2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cả nhân dân trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều kiều bào không thể về thăm gia đình, quê hương; Ủy ban Nhà nước về NVNONN cũng không thể tổ chức các chuyến thăm như trước.

Năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, nhằm đáp ứng tình cảm của bà con mong muốn về thăm Trường Sa, Ủy ban đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức lại các chuyến đi.

Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo Tổ quốc; thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc quan tâm, chăm lo cho cộng đồng theo đúng tinh thần của Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 12/8/2021 về công tác NVNONN trong tình hình mới.

Năm nay, Bộ Tư lệnh Hải quân và Ủy ban rất vui mừng có điều kiện tiếp tục tổ chức cho đoàn kiều bào về nước thăm biển đảo Tổ quốc. Tình yêu quê hương, đất nước của bà con là động lực quan trọng để chúng tôi thực hiện tốt công tác chuẩn bị tổ chức, với mong muốn bà con có chuyến đi an toàn, đảm bảo đầy đủ các hoạt động ý nghĩa. Chúng tôi đặc biệt đánh giá cao sự quan tâm dành cho bà con kiều bào, công tác tổ chức và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Tư lệnh Hải quân trong chuyến đi năm nay.

Trong khuôn khổ chương trình, bà con sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những đổi thay trên các “đảo nổi, đảo chìm”, trực tiếp giao lưu, thăm hỏi cuộc sống và công tác của các cán bộ, quân và dân tại huyện đảo; tặng quà cho nhân dân và chiến sĩ; giao lưu văn nghệ phục vụ chiến sĩ hải quân; tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc…

Để chuyến đi an toàn trong bối cảnh dịch bệnh nhưng vẫn có đầy đủ các hoạt động ý nghĩa, Ủy ban đã phối hợp với Quân chủng Hải quân trong khâu chuẩn bị như thế nào?

Trong quá trình chuẩn bị, chúng tôi xác định hai ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19 và ý nghĩa của chương trình.

Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Hải quân, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và một số cơ quan hữu quan trong nước trong quá trình thông tin rộng rãi tới cộng đồng về việc tổ chức đoàn, giới thiệu thông tin đại biểu kiều bào tham gia đoàn, chuẩn bị nội dung chương trình, một số lưu ý về hậu cần, kỹ thuật để đại biểu kiều bào có một chuyến đi an toàn, ý nghĩa.

Về yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, tất cả đại biểu tham dự chương trình phải đảm bảo tiêm đủ hai mũi vaccine và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

Đại sứ Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về NVNONN phát biểu tại đảo Trường Sa. (Ảnh: Duy Quang)
Đại sứ Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về NVNONN phát biểu tại đảo Trường Sa. (Ảnh: Duy Quang)

Ông cho biết ý nghĩa của chuyến đi này trong công tác củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc?

Những năm qua, việc tổ chức các đoàn công tác thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 đã góp phần tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết bà con kiều bào với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định đồng bào ta luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1, bà con đã được tận mắt chứng kiến những đổi thay trên các “đảo nổi, đảo chìm” và cảm nhận ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, niềm tin và trách nhiệm của kiều bào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chuyến thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm nay càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh triển khai mạnh mẽ Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đây cũng là hoạt động góp phần thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Ông có thể thông tin thêm về những đóng góp vật chất và tinh thần của bà con kiều bào sau những chuyến đi thăm Trường Sa được tổ chức từ năm 2012 đến nay? Ông đánh giá thế nào về tình cảm của kiều bào khắp nơi trên thế giới đối với Trường Sa nói riêng và Việt Nam nói chung?

Chúng tôi vui mừng nhận thấy sau mỗi chuyến đi, đồng bào ta lại có nhiều hoạt động thiết thực hướng về biển đảo Tổ quốc.

Bà con đã thành lập các câu lạc bộ Trường Sa tại Đức, Ba Lan, Czech... Quỹ vì chủ quyền biển, đảo tại Hàn Quốc, Singapore...; tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn về Biển Đông, xuất bản sách, ảnh về Trường Sa... Từ năm 2012-2019, kiều bào đã đóng góp cho quần đảo Trường Sa hơn 10 tỷ đồng, trong đó có một xuồng chủ quyền trị giá hơn 3 tỷ đồng, hơn 3 tỷ đồng vào “Quỹ Vì biển, đảo Việt Nam” và nhiều hiện vật có giá trị.

Có thể khẳng định, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu luôn giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, và luôn hướng về cội nguồn, gắn bó với quê hương, đất nước. Đây là giá trị truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cộng đồng NVNONN luôn đồng hành, chia sẻ với nhân dân trong nước trong gian khó, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bà con từ khắp nơi trên thế giới luôn trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Điều này có thể khẳng định bởi sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con mỗi lần đăng ký tham gia chuyến đi. Những đóng góp từ khắp nơi trên thế giới ủng hộ chiến sĩ, nhân dân tại huyện đảo Trường Sa, hay những hành động thiết thực của từng cá nhân, hội đoàn NVNONN góp phần vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Theo Đại sứ, điều thành công nhất sau chuyến thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 của bà con kiều bào là gì?

Tổ chức chuyến thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm nay, chúng tôi hy vọng có thể phần nào đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của những kiều bào luôn hướng về quê hương, đất nước, đặc biệt đối với biển đảo của Tổ quốc.

Tôi tin rằng chuyến đi sẽ góp phần thắt chặt tình cảm của đồng bào ta ở nước ngoài với nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trên huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ quân-dân, củng cố và nâng cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chuyến thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm nay do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức. Chuyến đi có sự tham dự của hơn 40 người đến từ 17 quốc gia trên thế giới, cùng nhiều phóng viên báo chí trong nước và phóng viên kiều bào.

Năm 2022 kỷ niệm 10 năm đoàn kiều bào đầu tiên về thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1. Chuyến thăm đã trở thành hoạt động ý nghĩa, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Đây cũng là dịp để kiều bào từ khắp nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiều bào với tình yêu Trường Sa

Kiều bào với tình yêu Trường Sa

Chiều 30/5, tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra buổi gặp mặt với các kiều bào tham gia ...

Đoàn kiều bào thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2022

Đoàn kiều bào thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2022

Từ ngày 13-25/5, hơn 40 kiều bào đến từ 17 quốc gia đã tới thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động