📞

Những đường băng nguy hiểm nhất thế giới

16:44 | 29/01/2016
Có những đường băng sân bay không dành cho những phi công yếu bóng vía.

Sân bay Paro, Bhutan: Tọa lạc trong một thung lũng sâu và được bao quanh bởi dãy Himalaya, có những đỉnh núi cao tới 18.000ft (6.264m), Paro là một trong những đường băng gây khó nhất thế giới với các phi công. Những pha cất cánh và hạ cánh ở đây hầu hết chỉ được thực hiện vào ban ngày.

 

Sân bay Matekane Air Strip, Lesotho: Đường băng này chỉ dài 2.000ft (609m) và cuối đường băng là một vực sâu thăm thẳm. Cất cánh ở đây chẳng khác nào chơi một trò chơi cảm giác mạnh thực thụ khi nhiều máy bay phải thực hiện một cú lượn xuống vực trước khi lấy đà bay lên.  

 

Sân bay Juancho E. Yrausquin ở trên đảo Saba có đường băng ngắn nhất thế giới, chỉ 1.300ft (396m). Đường băng này nằm trên cao, song song với vách núi bao quanh là biển nên cực kỳ lộng gió. Những máy bay muốn hạ cánh ở đây phải thực sự chính xác nếu không muốn lao thẳng xuống biển.

 

Sân bay Sea Ice, Nam Cực: Không giống như những đường băng được trải nhựa khác, đường băng Sea Ice ở Nam Cực được làm từ chất liệu…băng đá. Điều này đồng nghĩa với việc các phi công phải rất cẩn thận trong việc hạ cánh để không làm băng đá bị nứt.

 

Sân bay quốc tế Princess Juliana: Sân bay này có đường băng St. Maarten nổi tiếng về độ khó kĩ thuật do rất gần với bãi biển Maho. Mỗi khi hạ cánh, máy bay sà sát xuống bãi biển. Tuy nhiên, chính vì điểm đặc biệt này mà nơi đây đã trở thành một địa điểm nổi tiếng để quan sát máy bay cất và hạ cánh ở cự ly gần.

 

Sân bay Lukla, Nepal: Sân bay được đổi tên thành Tenzing-Hillary vào năm 2008 để vinh danh Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay, những người đầu tiên đã chinh phục đỉnh Everest. Được bao quanh bởi những dãy núi cao hàng ngàn mét, đường băng Tenzing-Hillary nằm ở độ cao 2.900m so với mực nước biển. Nó được xem là sân bay nguy hiểm nhất thế giới do độ dốc cao và kết thúc điểm của đường băng là…các dãy núi.

 

Sân bay Narsarsuaq, Greenland: Được bao quanh bởi các vịnh hẹp, nơi này có điều kiện thời tiết thất thường với gió lớn và nhiễu loạn. Cũng bởi vậy, chỉ có phi công có kiến thức sâu rộng về địa hình và điều kiện thời tiết địa phương mới được phép bay ở đây. Ngoài ra, các chuyến bay cũng chỉ được cất cánh và hạ cánh vào ban ngày.

 

Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha: Được biết đến như một trong những sân bay nguy hiểm nhất ở châu Âu, sân bay Madeira từng được mở rộng thêm 200m vào năm 2000. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở nằm giữa núi và biển lại thêm những đường băng ngắn nên việc hạ cánh ở đây thực sự là một vấn đề, ngay cả với những phi công giàu kinh nghiệm nhất.

 

Sân bay Barra, Scotland: Đường băng của sân bay Barra, Scotland nằm ngay trên bãi biển. Đây là sân bay bãi biển độc nhất trên thế giới. Khi thủy triều dâng, đường băng cũng biến mất dưới làn nước, vì vậy thời gian bay phải phụ thuộc vào thủy triều.

 

(theo The Telegraph)