10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Quang Huy
Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết về con đường đáng sợ nhưng vẫn nhiều người dấn thân này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới
Những người di cư chờ được cứu hộ ở Trung Địa Trung Hải. (Nguồn: Reuters)

Tuyến đường di cư Trung Địa Trung Hải là tuyến đường từ các nước châu Phi Algeria, Ai Cập, Libya và Tunisia đến Italy và Malta ở châu Âu. Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), gần 2.500 người đã chết hoặc mất tích khi cố gắng vượt qua đoạn đường này vào năm 2023.

Dưới đây là 10 điều cơ bản về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới:

Bằng chứng về sự tuyệt vọng của người di cư

Khi người ta sẵn sàng mạo hiểm vượt biển Địa Trung Hải thì đó là bằng chứng cho sự tuyệt vọng của những người di cư.

Bước vào con đường này, người di cư biết rằng có khả năng không thể sống sót và có nguy cơ bị đưa trở lại. Mặc dù vậy, với tình hình không thể giải quyết được ở quê hương, với xung đột và nạn đói ngày càng gia tăng, người di cư vẫn tiếp tục dấn thân vào con đường đầy hiểm nguy.

Không có cách để tìm kiếm sự bảo vệ an toàn

Nhiều người di cư đã thiệt mạng trước ngưỡng cửa châu Âu vì hầu như không có cách nào an để họ tìm kiếm sự bảo vệ an toàn ở tuyến đường Trung Địa Trung Hải.

Mặc dù xin tị nạn là một quyền con người, phù hợp với Công ước về vị thế của người tị nạn (1951) của Liên hợp quốc và Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (EU), nhưng dưới áp lực nặng nề của làn sóng di cư, nhiều nước châu Âu ở tuyến đầu trong khủng hoảng di cư vẫn chưa bảo đảm đầy đủ các quyền của người tị nạn.

Ngày 10/4 vừa qua, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn của EU. Những điều luật mới này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ những quyền cơ bản của người di cư.

Chạy trốn chiến tranh, xung đột, biến đổi khí hậu và nghèo đói

Ngoài chiến tranh và xung đột, thiên tai và biến đổi khí hậu đang dần trở thành động lực thúc đẩy di cư của con người khi mà một số khu vực trở nên không thể sinh sống được và sinh kế truyền thống không còn bền vững. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ở Bắc Phi tìm cách di cư.

Top 10 quốc gia xuất phát của người di cư

Theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), năm 2023, 157.651 người đã đến Italy bằng đường biển. Trong đó, top 10 quốc tịch phổ biến của người di cư theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: Guinea (12%), Tunisia (11%), Côte d'Ivoire (10%), Bangladesh (8%), Ai Cập (7%), Syria (6%), Burkina Faso (5%), Pakistan (5%), Mali (4%), Sudan (4%), và các quốc tịch khác (27%).

Tình hình kinh tế xấu đi ở Bắc Phi

Số người đi qua tuyến đường Trung Địa Trung Hải ngày càng gia tăng một phần do tình hình kinh tế đang xấu đi nhanh chóng ở Bắc Phi, đặc biệt là Tunisia và Ai Cập.

Các quốc gia này không chỉ tiếp nhận một số lượng đáng kể người di cư, người tị nạn và người xin tị nạn, mà tình hình kinh tế xấu đi khiến ngày càng có nhiều thanh niên không nhìn thấy triển vọng xây dựng một tương lai ổn định cho bản thân ở quê nhà.

Điểm nóng Tunisia

Số liệu gần đây cho thấy Tunisia đã vượt qua Libya để trở thành điểm khởi hành chính của làn sóng di cư sang châu Âu.

Theo Frontex - cơ quan bảo vệ biên giới của EU, trong số hơn 150.000 người vượt qua Trung Địa Trung Hải trên những con thuyền bấp bênh vào năm 2023, hơn 62% đã xuất phát từ bờ biển của Tunisia.

Tính riêng mùa Hè năm ngoái khi nhiều kỷ lục về di cư bị phá vỡ, 87% người vượt qua Trung Địa Trung Hải khởi hành từ Tunisia; số còn lại xuất phát từ Libya, nơi trước đây từng là tuyến đường chính.

Vùng biển giữa Tunisia và đảo Lampedusa của Italy hiện được gọi là “Hành lang Tunisia”.

Phân biệt đối xử và thiếu sự bảo vệ

Khung pháp lý còn nhiều kẽ hở tại Libya, Ai Cập và Tunisia góp phần khiến người tị nạn, người xin tị nạn và người di cư phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Quyền lợi của họ không được bảo vệ và nhiều người gặp khó khăn trong việc xây dựng tương lai mới.

Ngoài ra, những người này còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và căng thẳng cộng đồng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, người tị nạn, người xin tị nạn và người di cư thường bị cho là đang cạnh tranh với nhóm người yếu thế trong cộng đồng để có được dịch vụ và việc làm tại các quốc gia họ đến.

Buộc người di cư vào những con đường dài và nguy hiểm hơn

Việc hạn chế các tuyến đường di cư thường xuyên và an toàn, cũng như tăng cường quản lý biên giới không thể ngăn cản tình trạng di cư, vì nhiều người sẵn sàng thiệt mạng để tìm kiếm một tương lai mới còn hơn là bị mắc kẹt tại nơi họ đang sinh sống.

Chính vì vậy, người di cư dễ dàng rơi vào tay những kẻ buôn người và những kẻ tham gia đường dây buôn người, những kẻ lợi dụng sự tuyệt vọng của người di cư trong hành trình tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế và xây dựng cuộc sống mới cho bản thân và con cái của mình.

Những điều này khiến hành trình di cư càng trở nên nguy hiểm hơn khi người di cư lựa chọn những con đường dài hơn để đi.

"Pháo đài" châu Âu

EU và các quốc gia thành viên có xu hướng tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực của lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia và Libya, nhằm ngăn chặn dòng người di cư và người tị nạn đang cố gắng tiếp cận bờ biển châu Âu, thay vì hỗ trợ các sáng kiến ​​bảo vệ người di cư, bao gồm các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ để tránh những nguy hiểm khi vượt biển.

Tunisia vào năm 2023 đã chặn hơn 75.000 người đang di chuyển khi họ đang cố gắng cập bến châu Âu qua tuyến đường Trung Địa Trung Hải đến Italy. Con số này cao hơn gấp đôi so với năm 2022, theo Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia.

Hiệp ước Tị nạn và Di cư EU, được đề xuất vào tháng 9/2020 và được EP thông qua vào tháng 12/2023, nhằm mục đích “quản lý và bình thường hóa việc di cư trong thời gian dài, mang lại sự chắc chắn, rõ ràng và tạo điều kiện tốt cho những người đến EU”.

Trung tâm giám sát di cư

Cần phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ hơn để tránh thêm thiệt hại về người và tạo cơ hội an toàn cho những người buộc phải di cư.

Một trong những cơ quan mà người di cư có thể tìm đến khi cần hỗ trợ là Trung tâm giám sát di cư thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy (NRC).

Trung tâm giám sát di cư đang làm việc với mạng lưới đối tác địa phương rộng khắp ở Bắc Phi để giúp những người di cư tiếp cận các dịch vụ và quyền cơ bản. Nhiệm vụ của trung tâm này là xây dựng một mạng lưới các cộng đồng và đối tác để bảo vệ quyền và phẩm giá của những người đang di cư và những người tiếp nhận di cư.

Trung tâm này đã xây dựng được mạng lưới khoảng 40 đối tác, bao gồm nhiều sáng kiến ​​do người di cư và người tị nạn khởi xướng. Các dự án được đồng thiết kế và đồng thực hiện nhằm tăng cường bảo vệ pháp lý, tạo cơ hội tự lực cánh sinh và chia sẻ năng lực. Ngoài ra, trung tâm và các đối tác còn cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho những người dễ bị tổn thương trong quá trình di cư.

Giữa những cơn bão trừng phạt, nền kinh tế Nga càng ‘biết phải làm gì’, dẫn đầu thế giới về năng lượng hạt nhân

Giữa những cơn bão trừng phạt, nền kinh tế Nga càng ‘biết phải làm gì’, dẫn đầu thế giới về năng lượng hạt nhân

Nhà kinh tế học người Đức, ngày 6/1, phân tích rằng các cuộc khủng hoảng càng làm cho chính quyền xứ bạch dương trở nên ...

Những điều cần biết về thi bằng lái xe hạng E năm 2024

Những điều cần biết về thi bằng lái xe hạng E năm 2024

Bằng lái xe hạng E chạy được xe gì? Thi bằng lái xe hạng E gồm những phần thi nào và thi bao nhiêu điểm ...

Những điều cần biết về lỗi xe không chính chủ năm 2024

Những điều cần biết về lỗi xe không chính chủ năm 2024

Mượn xe người thân, bạn bè,… chạy trên đường thì có bị CSGT xử phạt lỗi xe không chính chủ không? Mức phạt của lỗi ...

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

Giới phân tích cho rằng, thế giới nên thiết lập một bộ quy tắc để quản lý 'vũ khí AI' khi chúng vẫn còn ở ...

Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Di cư đang trở thành một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 và các quốc gia cần nhiều hành động hơn ...

(theo NRC)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng di cư

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/12.
Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt Nam-Lào.
Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife diễn ra sáng ngày 1/1/2025 là năm thứ 3 giải chạy quốc tế uy tín này tổ chức và đã được cộng ...
Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024, Giá vàng giảm trong phiên giao dịch thưa thớt. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng tới mốc 3.000 USD/ounce.
Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Nhân dịp đồng chí Pak Thae Song được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động

Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), số lượng người tị nạn trên thế giới năm 2024 đã vượt mốc 122 triệu người, cao hơn năm 2023.
Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Các sản phẩm truyền thông không chỉ kể về những câu chuyện mà còn còn cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về...
Khởi động Dự án ‘Đối tác xanh do phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Khởi động Dự án ‘Đối tác xanh do phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Dự án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Năm 2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.
Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái và Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Phụ nữ Việt Nam năm 2024: Hội nhập để phát triển bền vững

Phụ nữ Việt Nam năm 2024: Hội nhập để phát triển bền vững

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động đối ngoại.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Phiên bản di động