Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nhất Phong
Khi cuộc bầu cử vào tháng 6/2024 đang đến gần thì việc Nghị viện châu Âu thông qua một thỏa thuận của 27 quốc gia thành viên về một vấn đề nhạy cảm là một thành công không nhỏ về chính trị, ngoại giao, kinh tế và nhân đạo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những người Libya chen chúc trên những con thuyền để vượt biển đến Italy. (Nguồn: Sputnik)
Những người Libya chen chúc trên những con thuyền để vượt biển đến Italy. (Nguồn: Sputnik)

Nghị viện châu Âu ngày 10/4 đã thông qua với đa số sít sao Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.

Sự thỏa hiệp

Năm 2015, sự xuất hiện ồ ạt của hơn 1,5 triệu người tị nạn, hầu hết đến từ Syria tại các quốc gia Bắc Âu và ý định của Đức phân bổ số người tị nạn này theo tỷ lệ nhất định giữa các quốc gia thành viên đã gây chia rẽ sâu sắc trong Liên minh châu Âu (EU).

Lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng di cư này, EU đã ban hành được các quy định chung, khi số người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu, nhất là ở Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha vẫn tiếp tục gia tăng. Các quy định mới này nhằm thống nhất việc tiếp nhận người di cư và đẩy nhanh các thủ tục, trên tinh thần “thắt chặt nhưng vẫn thể hiện tình đoàn kết”.

Trong các quy định mới này, sự thắt chặt được thể hiện trong việc EU thiết lập các trung tâm tạm giữ tại biên giới của liên minh. Tại đây, những người không đủ điều kiện được hưởng quy chế tị nạn tự động theo quốc tịch sẽ được giải quyết trong vòng sáu tuần còn các trường hợp bị từ chối cũng sẽ bị trục xuất trong khoảng thời gian từ 6-10 tuần.

Tuy nhiên, việc cho phép trục xuất người xin tị nạn tới một nước thứ ba được cho là “an toàn” đã gây tranh cãi giữa các nước thành viên. Quy định này mở đường cho việc chuyển giao quy trình xử lý vấn đề tị nạn và di cư ra bên ngoài châu lục, được nhiều lãnh đạo EU quan tâm, tiêu biểu là Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người đã ký một thỏa thuận tương tự với Albania.

Tình đoàn kết đòi hỏi các quốc gia thành viên phải hỗ trợ các quốc gia ở tuyến đầu bằng cách đồng ý tiếp nhận một phần số lượng người nhập cư, nếu không sẽ phải hỗ trợ tài chính khi có áp lực nhập cư cao. Tuy nhiên, những quy định này được cho là thiếu cứng rắn theo quan điểm của cánh hữu cực đoan, nhưng lại là quá khắc nghiệt theo quan điểm của các tổ chức phi chính phủ và bảo vệ nhân quyền vì họ xem đó là sự phủ nhận các giá trị nhân đạo.

Tuy vậy, Hiệp ước đã được thông qua nhờ vào sự ủng hộ của các nhóm chính trị chủ chốt trong Nghị viện châu Âu, bao gồm các nhóm trung hữu, xã hội dân chủ và tự do. Theo những người ủng hộ Hiệp ước, kết quả này dù là một điều “cực chẳng đã” nhưng là cần thiết cho hình ảnh của châu Âu khi cuộc bầu cử Nghị viện đang đến gần.

Với việc được Pháp ủng hộ, Hiệp ước mới về di cư này của EU có thể xung đột hoặc gây tranh cãi đối với thỏa thuận Dublin (được gọi là Dublin III). Được thông qua năm 2013, Dublin III ủy quyền cho các quốc gia EU đầu tiên nơi người di cư thâm nhập (Italy, Hy Lạp, Malta...) trong việc xử lý các yêu cầu xin tị nạn, khiến phần lớn áp lực di cư tập trung vào những nước này.

Nhưng cuộc khủng hoảng năm 2015 đã cho thấy cơ chế này không hiệu quả. Đồng thời cho thấy các điểm yếu hệ thống tị nạn của các quốc gia và sự thiếu đoàn kết trong EU, đặc biệt trong khi các quốc gia tuyến đầu như Hy Lạp, Italy bị quá tải bởi dòng người di cư và không đủ khả năng giải quyết các yêu cầu xin tị nạn một cách hợp lý.

Ngoài ra, việc phân bổ và quy định các chỉ tiêu bắt buộc về người tị nạn mặc dù được triển khai ngay sau cuộc khủng hoảng 2015, nhưng lại không hiệu quả do không được một số quốc gia thành viên áp dụng như Ba Lan và Hungary.

Quá trình đàm phán

Ngày 23/9/2020, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen lần đầu tiên trình bày về Hiệp ước châu Âu về người tị nạn và di cư với mục đích cải cách sâu rộng chính sách nhập cư của liên minh vốn thất bại trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015. Dòng người di cư ồ ạt (lên đến 1,8 triệu người/năm) đã khiến sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trở nên khó khăn. Hiện tại, EU đang tiếp tục phải đối mặt với việc gia tăng về số đơn xin tị nạn, lên đến 1,14 triệu trong năm 2023, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.

Các cuộc đàm phán Hiệp ước bắt đầu có những tiến triển vào năm 2023. Ngày 20/4/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua quan điểm đàm phán ủng hộ bốn văn bản cơ bản, bao gồm quy định về “sàng lọc” và một văn bản quan trọng khác về “quản lý tình huống khủng hoảng”.

Hai tháng sau, ngày 8/6/2023, các quốc gia thành viên đã đạt được một thỏa thuận về hai dự luật quan trọng, đặc biệt là dự luật thiết lập cơ chế mới về sự đoàn kết bắt buộc. Ngày 13/9/2023, trong bài phát biểu thường niên về tình hình EU, bà Ursula von der Leyen kêu gọi các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thông qua Hiệp ước.

Tuy nhiên, Ba Lan và Hungary phản đối cả hai văn kiện này còn Bulgaria, Lithuania và Slovakia bỏ phiếu trắng. Trong khi đó, việc quản lý tình huống khủng hoảng cũng là một nội dung được cho là khó được tất cả các nước thành viên thông qua, đặc biệt từ phía Đức.

Nhưng cuối cùng, vào tháng 9/2023, thỏa thuận đã được chấp thuận. Đến tháng 12/2023, một thỏa thuận quan trọng khác giữa các cơ quan của EU cũng đã được ký kết, mở đường cho việc thông qua năm quy định quan trọng nhất của Hiệp ước di cư.

Cuộc bỏ phiếu cuối cùng về “Hiệp ước di cư” diễn ra vào ngày 10/4 vừa qua tại Nghị viện châu Âu ở Brussels, sau hơn ba năm đàm phán. Chủ tịch Ủy ban châu Âu - người vốn coi cải cách này là một thành tựu trong nhiệm kỳ của mình, từng lo ngại sẽ không hoàn thành trước cuộc bầu cử Nghị viện vào tháng tới.

Những nội dung chính

Hiệp ước bao gồm mười văn bản luật (sáu quy định, ba khuyến nghị và một chỉ thị) được thiết kế nhằm đạt được sự cân bằng giữa kiểm soát biên giới và đoàn kết trong tiếp nhận người di cư trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu.

Với tinh thần bao trùm là các quốc gia nhập cảnh chịu trách nhiệm phần lớn việc tiếp nhận. Theo đó, các quốc gia thành viên EU sẽ có ba lựa chọn để quản lý các luồng di cư; cần xử lý nhanh hơn các hồ sơ tị nạn ở biên giới EU. Trong vòng tối đa là bảy ngày, người di cư sẽ nhanh chóng biết được họ có thể ở lại châu Âu hay phải rời đi, thông qua thủ tục sàng lọc khi nhập cảnh (xác định danh tính, kiểm tra an ninh và sức khỏe, thực hiện các công đoạn sinh trắc học kỹ thuật số).

Đồng thời, các quốc gia tiếp nhận ban đầu cần tăng cường hợp tác với các quốc gia mà người tị nạn xuất phát và trung chuyển (như các nước Balkan) nhằm hạn chế lượng người nhập cảnh, đấu tranh chống các mạng lưới buôn lậu và đưa người di cư trái phép. EU cũng đặc biệt hướng tới mục tiêu thay đổi cách thức hợp tác với các quốc gia bên ngoài để quản lý di cư và tạo ra cho châu Âu một khung chính sách nhập cư linh hoạt đối với lao động hợp pháp.

Bên cạnh đó, nội dung của Hiệp ước cũng quy định tất cả các quốc gia đều phải đóng góp vào cơ chế đoàn kết, nhưng với hình thức linh hoạt hơn. Trước đây, việc chuyển giao người xin tị nạn giữa các quốc gia thành viên là điều bắt buộc thì hiện nay việc này được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện.

Các quốc gia từ chối tiếp nhận người di cư sẽ phải nộp tiền hoặc gửi thiết bị và nhân sự đến các quốc gia tiếp nhận đầu tiên. Số tiền 20.000 Euro (khoảng 21.400 USD) cho mỗi người không mang tính ràng buộc và các quốc gia thành viên sẽ đàm phán chi tiết theo từng trường hợp cụ thể.

Nếu một quốc gia cho rằng mình đang phải “gánh” quá nhiều trách nhiệm giải quyết dòng người tị nạn, thì có thể yêu cầu hỗ trợ hơn nữa. EU đặt mục tiêu tái định cư 30.000 người mỗi năm nhưng khẳng định không buộc bất kỳ quốc gia nào chấp nhận người tị nạn miễn là họ đóng góp thông qua những hình thức phù hợp. Hằng năm, để nắm rõ các luồng di cư, Ủy ban châu Âu sẽ có báo cáo và đưa ra các khuyến nghị cho các nước thành viên.

Như vậy, sau nhiều năm bị đình trệ với nhiều tranh cãi, Hiệp ước mới về di cư và tị nạn của châu Âu đã được thông qua. Tuy nhiên, Hiệp ước cũng đặt ra câu hỏi là việc thực thi như thế nào khi đi vào hiệu lực từ năm 2026. Trong bối cảnh đó, tất cả sẽ phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của các quốc gia thành viên trong việc thực thi những trách nhiệm của họ.

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật tình hình người di cư và tị nạn ở một số khu vực trên thế giới ngày ...

Châu Âu có biện pháp mới 'tấn công' LNG của Nga, quyết chặn mọi dòng chảy khí đốt

Châu Âu có biện pháp mới 'tấn công' LNG của Nga, quyết chặn mọi dòng chảy khí đốt

Tuần trước, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua các quy định cho phép các chính phủ châu Âu cấm nhập khẩu khí ...

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.

Còn nhiều nan giải trong đàm phán Hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai

Còn nhiều nan giải trong đàm phán Hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai

Ngày 29/4,194 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tập trung tại Geneva để tham gia vào vòng đàm ...

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/4 đã mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram của tập đoàn công nghệ Meta do nghi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Thị trường kém sôi động, công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thế giới

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui

Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui

Giá vàng hôm nay 21/11/2024 đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp nhờ đồng USD yếu hơn và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
Điện mừng Thủ tướng Algeria

Điện mừng Thủ tướng Algeria

Nhân dịp ông Nadir Larbaoui được bầu lại làm Thủ tướng nước Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện ...
Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...
Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Quốc hội Campuchia mới đây phê chuẩn quyết định bổ nhiệm ông Prak Sokhonn làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của quốc gia Đông Nam Á này.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến vào tuần tới.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động