Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Minh Vương
Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?
Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Khách sạn Borgo Egnazia, Puglia (Italy) từ ngày 13-15/6. (Nguồn: DPA)

Ngày 13-15/6, khách sạn Borgo Egnazia ở Puglia, phía Tây Italy trở thành tâm điểm truyền thông khi đón lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tụ hội, thảo luận những vấn đề cấp bách toàn cầu.

Những cái đầu tiên

Hội nghị năm nay chào đón nhiều đại biểu, khách mời hơn trước. Bên cạnh lãnh đạo các nước thành viên (Mỹ, Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp, Anh và Italy), lãnh đạo Ấn Độ, Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kenya, Algeria, Tunisia, Mauritania… sẽ dự Hội nghị. Đại diện các tổ chức khu vực, quốc tế như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Phi và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng góp mặt. Đáng chú ý, Giáo hoàng Francis sẽ trở thành Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử tham dự Thượng đỉnh G7.

Một quan chức Italy khẳng định: “G7 sẽ đưa những quốc gia cùng chí hướng về các nguyên tắc cơ bản lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một sự kiện khép kín và luôn mở với mọi người”. Quan trọng hơn, Hội nghị G7 2024 diễn ra trong lúc lãnh đạo các nước thành viên đương đầu nhiều thách thức.

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp không ít khó khăn trước thềm cuộc bầu cử tháng 11, còn Thủ tướng Anh Rishi Sunak đối mặt viễn cảnh mất ghế sau sự kiện tương tự trong tháng Bảy. Trong khi đó, lãnh đạo Pháp và Đức nỗ lực tìm kiếm giải pháp sau thất bại tại bầu cử Nghị viện châu Âu (EP).

Tỷ lệ ủng hộ của người dân với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio tiếp tục giảm. Hiện chỉ Thủ tướng Italy Giorgia Meloni là vững vàng với chiếc ghế của mình sau chiến thắng vang dội tại bầu cử EP. Song theo ông Francesco Galietti, nhà sáng lập Công ty nghiên cứu rủi ro chính trị Policy Sonar tại Rome (Italy), vị thế của chủ nhà không thôi là chưa đủ để tạo sức nặng chính trị cho Thượng đỉnh G7 năm nay.

Nhiều vấn đề, ít đồng thuận

Các vấn đề chờ đợi lãnh đạo G7 ở Puglia, Italy cũng phức tạp, nan giải không kém những gì họ đang đối mặt ở trong nước. Trong ngày đầu tiên 13/6, các bên sẽ trao đổi về châu Phi, biến đổi khí hậu và phát triển, trước khi chuyển chủ đề sang Trung Đông và khép lại bằng hai phiên thảo luận về Ukraine. Trong ngày thứ hai, Hội nghị trao đổi về di cư, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và an ninh kinh tế, về Địa Trung Hải, năng lượng và châu Phi. Giáo hoàng Francis sẽ dẫn dắt phiên thảo luận cuối của G7 về trí tuệ nhân tạo (AI).

Một trọng tâm của Hội nghị lần này là việc xử lý tài sản Nga bị đóng băng ở phương Tây, trị giá ước tính khoảng 300 tỷ USD, để viện trợ cho Ukraine. Hiện chính quyền Washington muốn dùng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Moscow để cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine, trong khi một số nước châu Âu muốn sử dụng lãi từ tài sản bị đóng băng để mua vũ khí và tái thiết Ukraine.

Tuy nhiên, Berlin và Tokyo không ủng hộ đề xuất này. Đức cho rằng cần giữ nguyên tài sản của Nga để làm đòn bẩy cho đàm phán hòa bình. Theo giới phân tích, nước này cũng muốn giúp các công ty của mình ở Nga tránh động thái trả đũa của Moscow.

Ngoài ra, Mỹ cho biết G7 có thể “gửi lời cảnh cáo mạnh mẽ” tới một số ngân hàng Trung Quốc giúp Nga né tránh lệnh trừng phạt của phương Tây. Washington có thể công bố các biện pháp mạnh hơn nhắm vào các định chế tài chính và phi ngân hàng nằm trong “đường dây công nghệ và hàng hóa” hỗ trợ Nga. Song chưa có gì cho thấy phần còn lại sẽ ủng hộ đề xuất cứng rắn của Mỹ.

Trong khi đó, sau nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về lệnh ngừng bắn Israel - Hamas do Mỹ đề xuất, các nước thành viên G7 dự kiến một lần nữa ủng hộ đàm phán hòa bình, cũng như nỗ lực tái thiết hậu xung đột ở Dải Gaza.

Trung Quốc là một chủ đề được quan tâm tại G7. Lãnh đạo G7 có thể ra tuyên bố chung cảnh báo tình trạng sản xuất công nghiệp dư thừa, đồng thời cân nhắc áp đặt thêm một số biện pháp trước “chính sách bảo trợ” một số công ty của Bắc Kinh. Song tương tự hai vấn đề trên, hiện chưa rõ liệu châu Âu, Nhật Bản và Canada có sẵn sàng theo đuổi lập trường cứng rắn hơn của Mỹ với Trung Quốc hay không. Các thành viên EU vốn coi Bắc Kinh là thị trường xuất khẩu lớn, còn Berlin và Paris không muốn khơi mào cuộc chiến thương mại với đối tác hàng đầu này.

Điểm nhấn cuối cùng trong Hội nghị thượng đỉnh lần này là phiên họp đặc biệt về AI, một ưu tiên hàng đầu của bà Meloni trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 của mình. Tại đây, Giáo hoàng Francis sẽ có bài phát biểu về khía cạnh đạo đức và luật lệ quốc tế về AI. Rome một lần nữa nhấn mạnh lời kêu gọi về Đạo đức AI, với sáu nguyên tắc cơ bản gồm minh bạch, hòa nhập, trách nhiệm, công bằng, tin cậy, độ bảo mật và quyền riêng tư. Các nước G7 kỳ vọng có thể tìm thấy tiếng nói chung về nội dung này.

Ngoài ra, trong bối cảnh nỗ lực thúc đẩy thuế tối thiểu toàn cầu khó đạt thỏa thuận ngay tháng này, nước chủ nhà G7 có thể thúc đẩy mạnh hơn hai chủ đề ưu tiên khác là tình hình di cư hay quan hệ đối tác chiến lược với châu Phi. Bên cạnh đó, nội dung về cam kết chống biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ xuất hiện trong các phiên thảo luận nêu trên.

Trong năm năm gần đây, các Hội nghị G7, ngay cả trong thời khắc khó khăn nhất tại Biarritz (Pháp) hay Carbis Bay (Đức), đều khép lại với một tuyên bố chung. Lần này, có lẽ không phải là ngoại lệ. Song, liệu thông điệp từ tuyên bố chung ấy có đủ sức thúc đẩy giải pháp cho hàng loạt vấn đề cấp bách hiện nay không lại là câu chuyện ở phía trước.

'Gió đổi chiều' ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU

'Gió đổi chiều' ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU

Có một bất ngờ đang diễn ra ở châu Âu là các thành viên từng khiến các nhà lãnh đạo khu vực đau đầu nhất ...

Khí đốt Nga vẫn có quyền lực quá lớn ở châu Âu, một cú sốc nhẹ về nguồn cung cũng khiến thị trường EU ‘lệch sóng’

Khí đốt Nga vẫn có quyền lực quá lớn ở châu Âu, một cú sốc nhẹ về nguồn cung cũng khiến thị trường EU ‘lệch sóng’

Sự cố ngừng hoạt động tại một nhà máy khí đốt ở Na Uy gần đây đã cho thấy thị trường khí đốt châu Âu ...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự ...

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giám đốc văn phòng báo chí Vatican, ông Matteo Bruni xác nhận Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm ...

Đọc thêm

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Đại sứ Bùi Văn Nghị có buổi làm việc với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Brazil.
Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6, giá dầu tăng chưa đến 1 USD, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm và dữ liệu cho thấy thị ...
Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc trước những thông tin về vụ việc diễn ra tại khu vực Bãi Cỏ Mây giữa Philippines và Trung ...
Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Trong bối cảnh, tình hình mới, báo chí đối ngoại cần phải chuyển mình với quyết tâm đổi mới để lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới...
Khám phá khu vườn thơ mới của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến

Khám phá khu vườn thơ mới của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến

Những bài thơ được chọn để đưa vào tập sách này chỉ là một phần trong vườn thơ sum suê của Nguyễn Vĩnh Tiến, vì thế rất khó để nói ...
Top 3 xe CUV cỡ A bán chạy nhất tháng 5/2024: Toyota Raize vươn lên dẫn đầu

Top 3 xe CUV cỡ A bán chạy nhất tháng 5/2024: Toyota Raize vươn lên dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 3 xe CUV cỡ A bán chạy nhất tháng 5/2024 Toyota Raize vươn lên dẫn đầu phân khúc với 433 chiếc bán ra, xếp thứ 2 ...
Israel: Mở đợt tấn công mạnh vào Gaza, Thủ tướng Netanyahu khiến Mỹ 'thất vọng sâu sắc', các chuyên gia LHQ yêu cầu cấm vận vũ khí

Israel: Mở đợt tấn công mạnh vào Gaza, Thủ tướng Netanyahu khiến Mỹ 'thất vọng sâu sắc', các chuyên gia LHQ yêu cầu cấm vận vũ khí

Quân đội Israel đã mở các cuộc không kích vào miền Trung và miền Nam Dải Gaza, đồng thời xe tăng của IDF tiến sâu hơn vào thành phố Rafah.
Tổng thống Nga: Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán 'ngay ngày mai', nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên một điều

Tổng thống Nga: Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán 'ngay ngày mai', nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên một điều

Tổng thống Nga cho hay, Moscow hiện đang xem xét 'những thay đổi có thể xảy ra trong chiến lược của mình' cũng như sửa đổi học thuyết hạt nhân.
Mỹ tuyên bố ưu tiên tên lửa phòng không cho Ukraine, Kiev nhận quà ‘xịn’ từ Romania

Mỹ tuyên bố ưu tiên tên lửa phòng không cho Ukraine, Kiev nhận quà ‘xịn’ từ Romania

Mỹ hiện là nước hỗ trợ quân sự quan trọng cho Ukraine, với cam kết cung cấp hơn 51 tỷ USD vũ khí.
Tin thế giới 20/6: Argentina phủ nhận gửi vũ khí cho Ukraine, Hezbollah cảnh báo cuộc chiến không giới hạn với Israel

Tin thế giới 20/6: Argentina phủ nhận gửi vũ khí cho Ukraine, Hezbollah cảnh báo cuộc chiến không giới hạn với Israel

Hàn Quốc cân nhắc gửi vũ khí cho Ukraine, EU tung gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga, Philippines tố hành động nguy hiểm Trung Quốc ở Biển Đông.
Lễ hành hương Hajj: Số người tử vong tăng báo động lên hơn 900, hàng nghìn người được thông báo mất tích

Lễ hành hương Hajj: Số người tử vong tăng báo động lên hơn 900, hàng nghìn người được thông báo mất tích

Lễ hành hương Hajj kéo dài nhiều ngày, với các hoạt động chủ yếu tổ chức ngoài trời, trong khi nhiều người hành hương tuổi cao và ốm yếu.
Mỹ-Hàn tập trận không quân chung

Mỹ-Hàn tập trận không quân chung

Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận không quân chung kéo dài từ 14-20/6, nhằm tập trung tăng cường thế trận phòng thủ tổng hợp của 2 nước.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Phiên bản di động