TIN LIÊN QUAN | |
Vì sao Nhật Bản trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ? | |
Cảnh báo ngân hàng EU về nguy cơ nợ xấu và lợi nhuận thấp |
Giới đầu tư bắt đầu tỏ rõ sự lo ngại cho hệ thống tài chính châu Á, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây có những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ.
Với việc lãi suất USD tăng, các doanh nghiệp và quốc gia châu Á sẽ phải thanh toán nhiều hơn cho khoản nợ bằng ngoại tệ của mình. Thêm vào đó, Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm cho USD tiếp tục tăng giá, khiến nhiều nước càng gặp khó để thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Hãng S&P Global Ratings ước tính, trong gần 1 nghìn tỷ USD nợ doanh nghiệp tại châu Á đến hạn thanh toán vào năm 2021, có 63% là nợ phải trả bằng USD và 7% bằng Euro.
Đáng lo ngại nhất vẫn là Trung Quốc với khoản nợ 258% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức 158% GDP năm 2005. Phần lớn các khoản nợ là từ những tập đoàn quốc doanh khổng lồ hoạt động không mấy hiệu quả.
Hàn Quốc là nỗi lo thứ hai. Sau nhiều năm tăng trưởng nhờ lãi suất thấp và bùng nổ thị trường bất động sản, hiện quốc gia này đang ngập trong nợ đọng cũng như nhiều vấn đề kinh tế, địa chính trị. Khoản nợ hộ gia đình kỷ lục 1,2 nghìn tỷ USD tại Hàn Quốc đã khiến thị trường tiêu dùng tại đây bị ảnh hưởng và chính quyền Seoul lo ngại việc Fed nâng lãi suất sẽ khiến mức lãi cho vay trong nước tăng theo, ảnh hưởng đến đầu tư, tiêu dùng nội địa.
Nhật Bản cũng đã vay nợ không ít, tương đương khoảng 450% GDP. Riêng số nợ công của nước này đã đạt tới hơn 250% GDP. Tuy nhiên, rủi ro vỡ nợ của Nhật Bản không cao, nhờ việc đầu tư lớn ra nước ngoài cũng như phần lớn các khoản nợ bằng nội tệ (Yên).
Tại Đông Nam Á, tình trạng tăng trưởng tín dụng hộ gia đình và doanh nghiệp của Thái Lan cũng như Malaysia đang khiến nhà đầu tư chú ý. Báo cáo của Standard Chartered cho thấy trong khoảng từ tháng 6/2008- 6/2016, tỷ lệ tín dụng của Malaysia đã tăng từ 173% GDP lên 240% GDP. Đây là mức tăng trưởng nợ mạnh nhất tại châu Á trong vòng tám năm, đưa một nước thu nhập trung bình như Malaysia có tốc độ tăng trưởng nợ ngang ngửa các nước phát triển như Australia, Anh hay Italy.
Singapore cũng có tỷ lệ nợ cao tại Đông Nam Á, nhưng được đánh giá là ít rủi ro, do tài sản được nắm giữ bởi các hộ gia đình của quốc gia giàu có vào bậc nhất thế giới này. Số nợ ước tính lên tới 1,1 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, Philippines và Indonesia không vay nợ nhiều, lý do được cho là vì hệ thống ngân hàng chưa thực sự phát triển, khiến các hộ gia đình gặp khó khăn khi đi vay. Ngoài ra, do các vấn đề để lại từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, Indonesia có các quy định chặt chẽ về tài chính, khiến tổng nợ của chính phủ của nước này hiện ở mức an toàn 60% GDP.
Ukraine tiếp tục hoãn trả nợ 3 tỷ USD cho Nga Ngày 5/5, Quốc hội Ukraine cho biết, Tổng thống nước này vừa ký dự luật tiếp tục gia hạn việc thanh toán khoản nợ trị giá ... |
Châu Âu đang tốt lên từng ngày 3 tháng trước, khu vực đồng tiền chung châu Âu bên bờ vực phá sản. Thị trường hoảng sợ với những khoản nợ chồng chất ... |
Sự hào nhoáng và những khoản nợ Lại một kỳ tích mới của Dubai , một tòa tháp có hình cây kim được mệnh danh là “thành phố thẳng đứng" vừa ... |