Những mối nguy sinh thái hiện hữu ở Biển Đông

MỘC LAN
Khai thác hải sản thiếu chọn lọc, xây dựng trái phép, thăm dò dầu khí bằng công nghệ thủy lực, vi phạm luật pháp quốc tế về môi trường tác động tiêu cực đến hệ sinh thái ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biển Đông là một trong những khu vực biển giàu tài nguyên nhất trên thế giới với hệ sinh thái đa dạng. (Nguồn: newsecuritybeat)
Biển Đông là một trong những khu vực biển giàu tài nguyên nhất trên thế giới với hệ sinh thái đa dạng. (Nguồn: Newsecuritybeat)

Trang mạng của Quỹ Nghiên cứu Người quan sát (ORF, Ấn Độ) ngày 20/6 đăng bài viết của Tiến sĩ Pratnashree Basu*, phân tích về các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông đã tạo ra mối đe dọa ra sao đến hệ sinh thái biển ở khu vực biển giàu tài nguyên nhất trên thế giới.

Gần đây, vấn đề Biển Đông gây sự chú ý của dư luận do các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này và cái mà một số người gọi là chủ nghĩa bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Tuy vậy, những tác động môi trường của các động thái trên vẫn chưa được đề cập nhiều.

Là một trong những tuyến đường vận chuyển quốc tế bận rộn nhất thế giới, hệ sinh thái của Biển Đông đang bị tổn hại trong bối cảnh Trung Quốc đánh bắt quá mức, nạo vét để xây dựng các rạn san hô nhân tạo và khai thác dầu khí bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực. Quy mô các hoạt động của Trung Quốc là rất lớn, sử dụng các phương tiện hiện đại, tiên tiến và gây ra những tổn hại rõ ràng.

Vấn đề đánh bắt cá

Nghề cá ở Biển Đông là nguồn cung cấp an ninh lương thực và việc làm quan trọng cho hàng triệu người. Tuy nhiên, việc đánh bắt không chọn lọc, kéo dài hàng thập niên khiến trữ lượng cá sụt giảm.

Ở Biển Đông, nơi chiếm khoảng 12% sản lượng khai thác toàn cầu mỗi năm, trữ lượng cá đã giảm 1/3 trong 30 năm qua và được dự đoán giảm thêm 59% vào năm 2045.

Để duy trì nhu cầu thủy sản, Trung Quốc đã hỗ trợ các đội tàu đánh cá vươn xa tới các khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Argentina, Somalia và Hàn Quốc. Nhiều chủ tàu nhỏ của Trung Quốc đã nhận được trợ cấp cho việc này.

Trải rộng trên 3,477 triệu km2, Biển Đông là một trong những khu vực biển giàu tài nguyên nhất trên thế giới, với khoảng 190.000 tỷ feet khối khí tự nhiên và 11 tỷ thùng dầu dự trữ. Đây cũng là nơi có hệ sinh thái đa dạng với 3.000 loài cá và 600 loài san hô.

Các ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc đã nhiều lần khai thác trái phép san hô, rùa biển, trai, cá mập, cá chình và các động vật biển khác từ vùng biển của các nước khác.

Khi nguồn cá gần các khu vực ven biển cạn kiệt và sản lượng đánh bắt giảm mạnh, ngư dân đang tiến ra biển sâu hơn và sử dụng kỹ thuật hiện đại và đánh bắt bằng chất nổ, gây ra thiệt hại thêm cho hệ sinh thái biển.

Biển Đông là một trong ba “tâm chấn” được cho là sẽ chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nhiệt độ nước biển tăng. Nhiệt độ bề mặt đại dương tăng sẽ khiến cá di cư xa hơn về phía Bắc hướng tới Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản, khiến việc đánh bắt cá khó khăn hơn đối với các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines vốn thiếu nguồn lực để đánh bắt ở các vùng biển xa.

Vấn đề nạo vét và xây dựng

Từ năm 2015, Trung Quốc đã cải tạo đất ở các đảo và rạn san hô nằm trong cái gọi là “Đường 9 đoạn”, bằng cách bồi đắp hoặc tạo ra những bãi đá mới (như Đá Subi trên quần đảo Trường Sa).

Trung Quốc cũng đã xây dựng các cảng, cơ sở quân sự và đường băng, triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và hệ thống radar trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Công tác nạo vét ở những hòn đảo này là nguyên nhân chính dẫn đến việc phá hủy san hô và các bãi đá ngầm, những nơi duy trì toàn bộ hệ sinh thái biển.

Công nghệ thăm dò dầu khí hiện đại

Vấn đề thăm dò dầu khí bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực, được cho là được tiến hành chủ yếu ở khu vực EEZ của các quốc gia khác.

Theo các cuộc khảo sát địa chấn sơ bộ, việc lắp đặt giàn khoan và khoan thăm dò, sản xuất hydrocacbon và vận chuyển dầu và khí tự nhiên gây ra thiệt hại cho tầng đáy biển.

Các cuộc khảo sát địa chấn gây ra tiếng ồn, khí thải và chất thải gây hại môi trường. Hoạt động khoan đào thải bùn bao gồm bùn, nước rửa, thoát nước và nước thải ra đại dương. Chúng cũng gây ra khí thải độc hại với việc thường xuyên rò rỉ và rơi vãi hydrocacbon đã chiết xuất.

Vi phạm luật pháp quốc tế

Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế và các hiệp ước về môi trường.

Điều 194 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mà Trung Quốc đã phê chuẩn, quy định rằng các quốc gia thành viên không được tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm môi trường cho các quốc gia khác. Các quốc gia cũng có trách nhiệm bảo vệ “các hệ sinh thái quý hiếm” của các loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng.

Trung Quốc cũng đã phê chuẩn Công ước về Đa dạng sinh học, trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo các hoạt động của họ không gây tổn hại đến môi trường nằm ngoài quyền tài phán quốc gia của họ.

Tòa Trọng tài thường trực ở La Hay, trong phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Biển Đông (tháng 7/2016), cho rằng Trung Quốc gây thiệt hại đáng kể cho rạn san hô và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, làm sụt giảm nguồn đánh bắt cá và xáo trộn tính toàn vẹn cấu trúc của các đảo và rạn san hô trong khu vực. Đồng thời, phán quyết chỉ trích việc sử dụng chất nổ của các tàu đánh cá Trung Quốc.

Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang được đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc được coi là một bước đi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cho đến nay các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng chủ yếu do thiếu sự đồng thuận giữa các bên, dù ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất COC vào năm 2021.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã thực hiện các hoạt động xây dựng đảo với các “đánh giá dựa trên cơ sở khoa học” và tuân theo tất cả các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc tế, nhưng họ không cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh cho những tuyên bố này.

* Pratnashree Basu là nghiên cứu viên tại ORF, Kolkata, chuyên nghiên cứu Sáng kiến ​​hàng hải và nghiên cứu chiến lược. Hiện tại, Pratnashree Basu đang nghiên cứu về vai trò của công nghệ trong ngành hảng hải và quản trị luật hàng hải. Trước đó, cô tham gia dự án “Kết nối hàng hải của Ấn Độ”. Cô đồng thời làm điều phối viên và biên tập viên cho các bản tin về tình hình Trung Quốc, Biển Đông và Nam Á.

TIN LIÊN QUAN
Hành trình Canada không còn ‘né tránh’ vấn đề Biển Đông
Hội nghị ADMM+ lần thứ 8: 'Chúng ta là những nhà lãnh đạo quốc phòng vì hòa bình'
Nhật Bản mong muốn giải quyết tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông bằng biện pháp hòa bình
Tuyên bố chung Mỹ-EU: Phản đối mọi âm mưu thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, sẵn sàng trả miếng Nga
Thượng đỉnh G7: Tuyên bố chung nói gì về Biển Đông?

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chia sẻ về vợ mình, Marcele Seippel rằng: 'Cô ấy giống tôi, thích các món ăn Việt Nam'.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động