Nhỏ Bình thường Lớn

Tình hình Belarus: Ba yếu tố 'mồi lửa'

TGVN. Việc ông Alexander Lukashenko bất ngờ cử hành lễ nhậm chức Tổng thống ngày 23/9 tại thủ đô Minsk có thể đẩy Belarus vào tình thế khó khăn hơn bao giờ hết. Bình luận của TG&VN.

Tình hình Belarus đang ngày một nóng, khi quốc gia này phải đối mặt với khả năng bị cấm vận đến từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), phụ thuộc nhiều hơn vào sự trợ giúp của Nga và đánh mất hoàn toàn sự ủng hộ của người dân.

Thứ nhất, sau khi ông Lukashenko cử hành lễ nhậm chức, Mỹ và EU đã phản đối, không công nhận ông là Tổng thống hợp pháp của Belarus. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Kết quả được công bố bị gian lận và không cho thấy tính hợp pháp. Mỹ không thể cân nhắc ông Alexander Lukashenko là Tổng thống được bầu chọn hợp pháp của Belarus”.

Cơ quan này tái khẳng định quan điểm trước đó rằng cuộc bầu cử tại Belarus diễn ra không tự do và công bằng.

Ông Steffen Setibert, người phát ngôn của chính phủ Đức - quốc gia “đầu đàn” EU, thông báo nước này không công nhận ông Lukashenko là Tổng thống Belarus, cho rằng ông tái đắc cử là “thiếu tính pháp lý dân chủ”.

Tình hình Belarus: Ba yếu tố 'mồi lửa'
Ông Alexander Lukashenko trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Belarus ngày 25/9. (Nguồn: AFP)

Quan trọng hơn, Minsk đối mặt với khả năng bị cấm vận từ phương Tây. Dù EU chưa thể đưa ra quyết định, có nguồn tin cho rằng trong ngày hôm nay, Mỹ, Anh và Canada sẽ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Belarus.

Quốc gia này có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất ở châu Âu, song tốc độ tăng trưởng luôn ở mức thấp do sự trì trệ của các công ty nhà nước và sau khi Nga chấm dứt trợ giá năng lượng. Hứng chịu trừng phạt kinh tế từ phương Tây có thể khiến tình hình càng khó khăn.

Thứ hai, sự phụ thuộc ngày càng tăng của Belarus vào Nga khiến Minsk có nguy cơ bị chi phối bởi thế lực bên ngoài. Nga là đối tác lớn nhất của Belarus. Trong quá khứ, ý thức được hệ quả đến từ mối quan hệ quá khăng khít ấy, ông Lukashenko từng nỗ lực “tách” Belarus khỏi Nga, song không thành công.

Khi khủng hoảng ập đến, ông một lần nữa tìm về với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, song việc sử dụng nguồn lực từ nước ngoài nhằm duy trì quyền lực có thể tác động lâu dài tới tính độc lập chính sách của Belarus.

Thứ ba, việc ông Lukashenko đánh mất sự ủng hộ của một bộ phận người dân có thể khiến chính phủ mới mà ông đang cố gắng thành lập và duy trì mất ổn định.

Ngay sau khi ông tuyên bố nhậm chức, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Minsk để phản đối. Ngày 24/9, Bộ Nội vụ Belarus cho biết cảnh sát nước này đã bắt 364 người biểu tình chống chính phủ trong ngày 23/9.

Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát có thể bảo đảm an ninh tạm thời, song khó có thể khôi phục lòng tin bị đánh mất của một bộ phận ngày càng đông người dân vào phẩm chất và năng lực lãnh đạo của ông Lukashenko.

Đối thoại, lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân là điều ông cần làm lúc này song cho đến lúc đó, nguy cơ chìm sâu trong vòng xoáy bất ổn sẽ tiếp tục rình rập quốc gia Đông Âu.

Tổng thống Ukraine cảnh báo bạo lực ở Belarus, hủy chuyến thăm vào tháng 10

Tổng thống Ukraine cảnh báo bạo lực ở Belarus, hủy chuyến thăm vào tháng 10

TGVN. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 24/9 cảnh báo, cuộc khủng hoảng ở Belarus có thể trở nên bạo lực như từng thấy ở ...

Tin thế giới ngày 24/9: Đối đầu Mỹ-Trung; căng thẳng Địa Trung Hải và Belarus

Tin thế giới ngày 24/9: Đối đầu Mỹ-Trung; căng thẳng Địa Trung Hải và Belarus

TGVN. Đối đầu Mỹ-Trung tiếp tục gay gắt, Thổ Nhĩ Kỳ - NATO bàn về Địa Trung Hải và tình hình ngày càng nóng tại ...

Tình hình Belarus: Mỹ gây sức ép, buộc Cyprus từ bỏ quyền phủ quyết các lệnh trừng phạt của EU

Tình hình Belarus: Mỹ gây sức ép, buộc Cyprus từ bỏ quyền phủ quyết các lệnh trừng phạt của EU

TGVN. Ngày 22/9, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu George Kent cho biết, Washington đang gây sức ép ...

Phan Quân