Những phát minh khoa học đột phá của năm 2016

Một số thành tựu và khám phá của các nhà khoa học năm 2016 có vẻ giống chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng thật sự đã xảy ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016 Phát minh “da nhân tạo" để chế tạo robot cứu nạn
nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016 Nước Đức - đất nước của phát minh

Với khả năng tìm thấy hành tinh có sự sống ngoài hệ Mặt Trời, sự hồi phục của quần thể hổ trên toàn cầu lần đầu tiên trong một thế kỷ qua, và DNA lần đầu tiên được sắp xếp trong không gian vũ trụ..., 2016 là một năm đầy ắp những điều kỳ diệu về khoa học. Dưới đây là một số thành tựu khoa học nổi bật trong năm qua:

Sóng hấp dẫn được phát hiện

Một thế kỷ sau khi Albert Einstein dự đoán về sự tồn tại của sóng hấp dẫn, vào tháng 2/2016, một nhóm nghiên cứu quốc tế khẳng định rằng họ đã phát hiện ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ lần đầu tiên. Sóng hấp dẫn chỉ xuất hiện như một tín hiệu nhỏ trong các máy dò sóng hấp dẫn của họ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đó là kết quả của hai thiên thể lớn va chạm nhau cách đây khoảng 1.3 tỷ năm.

Sau đó, vào tháng 6, các nhà khoa học Mỹ công bố rằng, họ phát hiện ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ, và đây là lần thứ hai sóng này được phát hiện.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016
Hình ảnh minh họa về sự giao thoa của sóng hấp dẫn. (Nguồn: NASA)

“Sự kiện thứ hai đã khẳng định là sự kiện đầu tiên không phải là điều xảy ra ngẫu nhiên”, Carlos Lousto, một nhà vật lý thiên thể tại Viện Công nghệ Rochester (Mỹ) tham gia nhóm nghiên cứu này, cho biết.

Tạp chí Science đã đặt tên cho phát minh này là “Phát minh của Năm 2016”.

Trí tuệ nhân tạo

Phần mềm trí tuệ nhân tạo của nhóm sáng chế DeepMind thuộc công ty Google có tên là AlphaGo đã đánh bại nhà vô địch thế giới của con người trong môn Cờ vây đầy chiến lược và thử thách vào tháng 3/2016.

AlphaGo đã đánh bại nhà vô địch cờ vây châu Âu Lee Sedol với tỷ số 5-0.

Chiến thắng này được coi là cơ hội để nhóm sáng chế DeepMind của Google thử nghiệm một phương pháp xây dựng trí tuệ nhân tạo mới.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016
Trận đấu cờ vây giữa phần mềm AlphaGo và nhà vô địch Lee Sedol của con người. (Nguồn: AFP)

Mục đích của phương pháp này là hướng dẫn máy tính áp dụng thủ thuật “học sâu” nhằm tận dụng các kỹ năng của mình và trau dồi các chiến lược mới mà nhà nghiên cứu của Google DeepMind là ông David Silver cho là “giống con người hơn nhiều” so với các phương thức học tập dựa vào trí tuệ nhân tạo trước kia.

Sự thành công của phương pháp học sâu trong AlphaGo có thể được áp dụng cho nhiều thử thách nghiên cứu khác, từ lập mô hình khí hậu đến chẩn đoán y học, hay thậm chí cho các vấn đề xã hội như tội phạm, hoặc lý do tại sao những người mãn hạn tù tái phạm hoặc không tái phạm tội ác.

Lỗ thủng trong tầng ozone đang thu hẹp dần

Hàng thập kỷ qua, một lỗ thủng đã tồn tại trong tầng ozone. Tầng này là vỏ bọc bảo vệ xung quanh Trái Đất, ngăn chặn các bước sóng độc hại của tia cực tím (UV) phá hủy các tế bào của sinh vật sống. Trong một bài báo vào tháng 6 trên tạp chí Khoa học, các nhà khoa học Mỹ công bố rằng tầng ozone đang phục hồi.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016
Lỗ thủng tầng ozone (màu xanh đậm) bên trên Nam Cực. (Nguồn: AP)

Lỗ thủng lớn này được phát hiện lần đầu tiên năm 1985. Các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân gây ra lỗ thủng này và thấy rằng một số hóa chất công nghiệp đã tạo nên các phản ứng hóa học trong khí quyển làm hủy hoại tầng ozone. Một hiệp ước quốc tế - Nghị định thư Montreal - đã yêu cầu các quốc gia loại bỏ dần dần các hóa chất này bắt đầu từ năm 1987. Hiện nay, gần 30 năm sau, các nhà khoa học nói rằng hiệp ước này nguyên nhân giúp thu hẹp lỗ thủng trong tầng ozone.

“Sự hàn gắn của tầng ozone bên trên Nam cực là câu chuyện thành công về môi trường quan trọng nhất của thế kỷ 20,” Michael Newchurch, một nhà hóa học khí quyển, đã phát biểu tại trường Đại học Alabama (Mỹ) vào tháng 6.

Phát hiện hành tinh ngoài hệ Mặt trời giống Trái Đất

Các nhà nghiên cứu vũ trụ công bố vào tháng 8 rằng một hành tinh khác tương đương Trái Đất, có thể có sự sống, được đặt tên là Proxima b, đang quay xung quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần chúng ta nhất (bên ngoài Hệ Mặt Trời).

Proxima b lớn gấp 1.3 lần Trái Đất và cách hành tinh chúng ta 4.25 triệu năm ánh sáng. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời này có thể có dấu hiệu của sự sống do nó nằm cách ngôi sao chủ trong một phạm vi sao cho bề mặt hành tinh này không quá nóng hoặc quá lạnh, để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh - một điều kiện cần thiết cho cuộc sống như chúng ta đã biết.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016
Hình ảnh so sánh Trái Đất (trái) và hành tinh Proxima b. (Nguồn: NASA)

Kính viễn vọng Kepler của NASA đã khám phá ra hơn 2.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2009. Trong số hàng ngàn hành tinh ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta, chỉ có 21 hành tinh có cùng cỡ với Trái Đất và nằm trong khu vực thuận lợi cho sự sống. Do đó, việc tìm ra một trong số ít hành tinh bí ẩn này gần Trái Đất này có nghĩa là chúng ta có thể cử một đoàn thám hiểm đến đó để điều tra (và có thể gặp được láng giềng ngoài hành tinh của chúng ta).

Người ‘Hobbit’ đã bị tuyệt chủng sớm hơn nhiều so với chúng ta tưởng

Khi các nhà nhân loại học lần đầu tiên phát hiện ra một loài người cổ đại thấp lùn đã từng sống trên đảo Flores của Indonesia, vóc người thấp bé của họ không phải là điều lạ duy nhất. Niên đại địa chất của khu khảo cổ cho thấy, rằng loại người Homo floresiensis này có lẽ đã sinh sống cách đây gần 11.000 năm.

Theo niên đại này, người ta cho rằng loài người này đã sống gần thời của con người hiện đại hơn nhiều so với người cổ Neanderthal (được cho là đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm).

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016
Hình ảnh loài người lùn cổ đại từng sống ở Indonesia. (Nguồn: wikipedia)

Khi các nhà nghiên cứu gần đây xem xét lại khu khảo cổ này trên đảo Flores, họ thấy rằng các hóa thạch này có thể có niên đại khoảng 100.000 đến 60.000 năm trở lại đây.

Tác giả công trình nghiên cứu Matthew W. Tocheri, một nhà khoa học thuộc Chương trình Nguồn gốc Con người của Viện Smithsonia (Mỹ) cho biết, sự nhầm lẫn về niên đại này là do khu khảo cổ bị xói lở và xáo trộn do thời tiết và tác động của con người.

Chim và khỉ có thể có khả năng tư duy

Năm 2016 cũng là một năm dành cho các loài chim phô diễn trí khôn của chúng.

Trong khi loài quạ New Caledonia cho thấy khả năng sử dụng công cụ và tạo ra công cụ cừ khôi thì loài quạ và vẹt mào ở Hawai cũng gia nhập danh sách “chim khôn”. Cả hai loài chim này đều có khả năng sử dụng công cụ như dùng đá để đập vỡ vỏ hạt cây làm thức ăn, dùng que kều thức ăn, riêng vẹt mào đã được chụp ảnh khi đang sử dụng các công cụ bằng các vật liệu khác nhau.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016
Một chú quạ đang dùng que để kều sâu ra làm thức ăn. (Nguồn: Joly)

Ngoài ra, trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã thử xem vịt con có thể học và hiểu một khái niệm hay không. Và họ kết luận rằng vịt con có khả năng tư duy trừu tượng.

Lý thuyết tư duy - khả năng quan sát mọi vật và đoán được suy nghĩ của người khác - từ lâu đã được cho là khả năng độc đáo của riêng con người. Tuy nhiên, cả quạ lẫn các loài khỉ dạng người cỡ lớn đều cho thấy có thể chúng cũng có lý thuyết tư duy.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016

Israel phát minh xe hơi bay không người lái

Cormorant, được quảng cáo là một chiếc xe bay, có khả năng vận chuyển 500 kg và bay với vận tốc 185 km/giờ.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016

Những phát minh của NASA có thể ứng dụng ngay trong nhà bạn

Những phát minh của NASA đang trở nên ngày càng gần gũi với cuộc sống.

nhung phat minh khoa hoc dot pha cua nam 2016

Nữ sinh gốc Việt phát minh "Chai nước biết khi nào bạn khát"

Với dự án “chai nước biết khi nào bạn khát”, cô gái người Mỹ gốc Việt Nadya Nguyen đã kiếm được 200.000 USD và đoạt ...

Trung Hiếu (theo The Christian Science Monitor)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động