Những sự cố ngoại giao tích cực

Trong cuốn Hồi ký với nhiều tình tiết lịch sử phức tạp của mình, Nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung đã chia sẻ những câu chuyện “vô tiền khoáng hậu” trên con đường làm ngoại giao của mình. Trong câu chuyện của ông, những sự hiểu nhầm, những sự cố ngoại giao… đôi khi lại mang ý nghĩa tích cực, khắng định tình cảm tốt đẹp mà bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông bà Đại sứ Võ Văn Sung tiếp ông Trần Văn Hữu – cựu Thủ tướng thời Bảo Đại, tại Đại sứ quán VN Dân chủ cộng hòa.

Sự cố ngoại giao ở Geneva

Tôi có một số kỷ niệm đáng nhớ, nó giúp cho ta thấy được tình cảm của chính phủ các nước đối với Chính phủ cách mạng lâm thời, có nhiều khi không như biểu hiện về mặt ngoại giao chính thức.

Tôi xin kể một ví dụ: tôi xin gặp Đại sứ trưởng phái đoàn của Hà Lan cạnh Liên Hiệp Quốc tại Geneva là ông Van Der Klaus (về sau ông này làm Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan) nhưng văn phòng của phái đoàn Hà Lan trả lời: “Đại sứ không tiếp” và giải thích lý do: “Hà Lan không thể ủng hộ lập trường của các ông được”.

Khi ta hỏi lại: “Các ông đã gặp chúng tôi lần nào đâu mà biết lập trường của chúng tôi?”, phía Hà Lan đã trả lời: “Chúng tôi đã gặp một người của các ông rồi, cách đây hai hôm”. Phía ta trả lời: “Chúng tôi chưa có ai gặp các ông cả. Ông Võ Văn Sung là Đại sứ của Hà Nội tại Paris kiêm nhiệm Đại sứ tại Hà Lan; đề nghị văn phòng báo cáo lại với Đại sứ Van Der Klaus”.

Chưa đầy 15 phút sau, phái đoàn Hà Lan gọi lại cho biết Đại sứ Hà Lan có thể tiếp tôi lúc nào tôi muốn. Tôi đã trả lời sẵn sàng đến và liền sau đó tôi đã gặp.

Khi tôi bước vào phòng khách, đại sứ Van Der Klaus đã vồn vã ra tận cửa đón tôi và nói: “Xin bạn đồng nghiệp miễn chấp vì tôi cứ tưởng người xin gặp tôi là Đại sứ của chính quyền bù nhìn ở Sài Gòn”. Tôi nói: “Lời nói của bạn đồng nghiệp làm cho tôi hiểu được tình cảm thật sự của bạn đối với chúng tôi. Thế lập trường của Sài Gòn thế nào mà Hà Lan không thể ủng hộ được?”.

Đại sứ Hà Lan trả lời: “Họ đề nghị tôi chống việc Chính phủ cách mạng lâm thời tham gia hội nghị”. Tôi hỏi: “Thế Hà Lan sẽ ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời chứ?”. Đại sứ trả lời: “Đó là ý định của chúng tôi”. Tôi nói: “Thế thì tôi không có gì để nói thêm về vấn đề này nữa”.

Sau đó Đại sứ Van Der Klaus và tôi đã nói chuyện với nhau gần một giờ rưỡi đồng hồ về tình hình Việt Nam và về quan hệ giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) và Hà Lan.

Câu chuyện này đã mở đầu cho một thời kỳ quan hệ cá nhân rất tốt đẹp giữa Đại sứ Van Der Klaus với tôi, vì khoảng năm 1976 ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan và cứ mỗi lần chúng tôi gặp lại nhau tại Hà Lan hoặc mấy lần cùng đi họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, sau khi bàn bạc công việc chúng tôi đều ăn cơm với nhau và lại nhắc đến cái “sự cố ngoại giao ở Geneva”. Mối quan hệ cá nhân và “sự cố ngoại giao” nói trên cũng góp phần giúp cho việc giải quyết các vấn đề quan hệ song phương thêm thuận lợi.

...Và sự hiểu lầm của Ngoại trưởng Madagascar

Trong thời gian từ cuối năm 1974 đến đầu năm 1975, tôi cũng có nhiều dịp vận động một số nước châu Phi đã có quan hệ ngoại giao với VNDCCH công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời. Trong thời gian này tôi cũng đã tiếp tục có nhiều cuộc gặp gỡ tại Paris hoặc đi sang nước sở tại để bàn việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VNDCCH với các nước đó, và trong mỗi dịp này tùy đối tượng tôi đều vận động họ công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời.

Việc này đã có kết quả tốt đối với một số nước như Benin, Congo, Angola… ở châu Phi và Bồ Đào Nha ở Tây Âu (lúc đó phe tả “Cách mạng hoa hồng” đang sôi nổi). Đối với một số nước khác tuy chưa có kết quả ngay do hoàn cảnh của họ, nhưng hầu hết đều bày tỏ cảm tình với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời.

Riêng với Madagascar có câu chuyện khá thú vị như sau: Nhân dịp Ngoại trưởng nước này là ông Ratsiraca mà tôi được quen biết từ trước khi ông tham gia chính quyền (về sau là Tổng thống), đi công tác qua Paris, tôi đã xin gặp và nêu vấn đề Madagascar công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời.

Với cách nói của người bạn, ông cho biết không bao giờ công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tôi hỏi lại lý do vì Madagascar đã có quan hệ ngoại giao với VNDCCH và không có quan hệ với chính quyền Sài Gòn.

Ông ngoại trưởng trả lời: “Đối với chúng tôi thì nước Việt Nam là một, chỉ có nước VNDCCH của Bác Hồ. Cho nên nếu công nhận bất kỳ chính phủ nào khác là trái với nguyên tắc mà chúng tôi tôn trọng: Nước Việt Nam là một! Chúng tôi đã từ chối việc công nhận bọn bù nhìn ở Sài Gòn”.

Tôi phải giải thích lại tình hình miền Nam và chính sách của ta, vai trò của Chính phủ cách mạng lâm thời, những điều khoản của Hiệp định Paris và những vấn đề thuộc về quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam, ở đó có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát…

Thấy ông còn phân vân, tôi đã phải “nói riêng” rằng: “Chính phủ cách mạng lâm thời cũng là anh em chúng tôi cả” và “VNDCCH với Chính phủ cách mạng lâm thời tuy hai cũng như một, nhưng tuy một mà cho đến khi Việt Nam tái thống nhất thì vẫn phải là hai”.

Cuối cùng ông Ngoại trưởng hứa sẽ báo cáo về chính phủ và độ hơn một tuần sau thì Đại sứ quán Madagascar ở Paris báo cho tôi biết là Madagascar đồng ý công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời.

(Theo Hồi ký của Nhà ngoại giao Võ Văn Sung)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phiên bản di động