Những thiết bị quân sự ‘biết tư duy’ mới nhất của Nga

Văn Đỉnh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố sẽ đưa thiết bị quân sự robot có khả năng tác chiến độc lập trực tiếp tham gia chiến đấu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những thiết bị quân sự ‘biết tư duy’ mới nhất của Nga. Trong hình: Tàu ngầm Poseidon.
Những thiết bị quân sự ‘biết tư duy’ mới nhất của Nga. Trong hình: Tàu ngầm Poseidon. (Nguồn: Komsomolskaya Pravda)

Trong bài bài phát biểu ngày 21/5 tại chương trình giáo dục mang tên “Tri thức mới”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Những robot sẽ trực tiếp tham gia chiến đấu”.

Bài phát biểu của ông cho thấy những tính toán về kỹ thuật quân sự của Nga.

Tham dự chương trình trên, ngoài Bộ trưởng Quốc phòng còn có các bộ trưởng khác, các nhà hoạt động khoa học, văn hóa, nghệ thuật, các nhà quản lý.

Bộ trưởng Shoigu nói: “Chúng ta đã đưa vào sản xuất hàng loạt robot chiến đấu. Chúng ta có những mẫu không chỉ đã qua thử nghiệm mà còn có robot giống như được trình chiếu trong các phim khoa học viễn tưởng - những robot có khả năng tác chiến độc lập”.

Những tổ hợp vũ khí robot tiên tiến

Người dân Nga đã biết một số mẫu thiết bị quân sự “biết tư duy”, như Robot chiến đấu được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo Uran-9, được trình diễn tại buổi duyệt binh mừng chiến thắng Phát xít Đức ngày 9/5 tại Quảng trường Đỏ. Đó là tổ hợp robot chạy bằng xích, có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như: Trinh sát, trấn áp khủng bố.

Tổ hợp robot trên được trang bị các loại vũ khí sau: 1 khẩu pháo, 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, 12 súng phóng lựu Shmel. Được trang bị não và mắt điện tử nên robot này có thể độc lập định hướng trên chiến trường, xác định ưu tiên các mục tiêu cần tiêu diệt và tự thao tác né tránh các luồng đạn của đối phương.

Robot Uran-9 sẽ tham gia tác chiến ở những nơi đặc biệt nguy hiểm đối với bộ binh, góp phần bảo toàn tính mạng cho binh lính. Thiết bị này đã tham gia tác chiến trên chiến trường Syria. Trước khi đưa vào trang bị cho quân đội, Uran-9 đã trải qua lễ hiển linh chiến trường.

Theo Bộ trưởng Shoigu, tại chiến trường Syria, hơn 300 mẫu vũ khí được đưa vào thử nghiệm, thông qua đó, nhiều mẫu được đưa vào danh mục ưu tiên sử dụng.

Với việc thành công trong thử nghiệm các loại vũ khí mới, Bộ Quốc phòng Nga cũng loại bỏ 15 loại vũ khí khỏi danh mục sử dụng và chấm dứt sản xuất các loại vũ khí đó.

Bên cạnh tổ hợp robot Uran, còn có tổ hợp robot Nerekhta. Trước khi tham chiến, tổ hợp này được cài đặt bản đồ địa hình và các mục tiêu quan trọng cần phải tiêu diệt. Sau đó, binh lính điều khiển chỉ việc bấm nút và robot bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ đã được cài đặt.

Trong quân đội Nga đã có đơn vị được trang bị 20 robot tấn công trên.

Trong những năm gần đây, việc robot hóa đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tái trang bị cho quân đội Nga. Vũ khí chiến đấu thông minh đã thấy ở khắp nơi, như: Trong vũ trụ, trên không, trên bộ, trên mặt nước, dưới nước.

Mới đây, Tư lệnh lực lượng vũ trụ Mỹ, Tướng John Raymond bày tỏ lo ngại trước những hoạt động “bất thường” của vệ tinh Kosmos 2542 của Nga. Điều làm người Mỹ hết sức ngạc nhiên là vệ tinh - robot này đã tiến sát tới vệ tinh do thám 245 của Mỹ.

Chắc chắn trong những năm tới đây, nước Nga sẽ có máy bay tiêm kích không người lái đầu tiên, hay còn gọi là “robot bay”.

Ngoài ra, máy bay Su 57 của Nga đã phát triển ở thế hệ thứ 6. Phi công được thay bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Su-57 cũng có thể là trạm chỉ huy trên không cho robot biết bay khác - những thiết bị bay không người lái mang tên "Okhotnic”.

Những năm gần đây, Nga đã sản xuất hàng loạt loại thiết bị bay không người lái (UAV), từ hạng nhẹ, hạng trung đến hạng nặng. Nhiều mẫu trong số đó không thua kém gì các mẫu Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo.

Không loại trừ, trong tương lai không xa, bên cạnh những tổ hợp robot Uran, tổ hợp robot Nerekhta còn xuất hiện xe tăng robot.

Đối với robot dưới biển, tàu ngầm không người lái Poseidon đang hoàn tất giai đoạn thử nghiệm. Tàu ngầm này có khả năng lặn sâu hơn 1.000m - độ sâu mà không một loại vũ khí nào của đối phương có thể bắn tới được.

Poseidon có thể di chuyển với tốc độ 200km/h, bí mật tiếp cận bờ biển của đối phương, ẩn mình dưới lớp bùn và chờ lệnh tấn công.

Vũ khí của tương lai

Rất có thể, trong tương lai không xa, Nga sẽ sản xuất tàu ngầm kích thước nhỏ, không có tổ lái. Loại tàu mini này sẽ tập hợp lại như “đàn cá” tấn công tàu ngầm và tàu chiến đối phương. Khi loại tàu này ra đời thì chiến lược và chiến thuật tác chiến dưới biển sẽ thay đổi cơ bản.

Khi đề cập chủ đề vũ khí của tương lai, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu nhấn mạnh, nước Nga vẫn còn nhiều điều phải làm.

Ông Shoigu khẳng định: “Cách đây 20 năm, chúng ta đã được xem những thước phim khoa học viễn tưởng, nội dung phim có nói về cuộc chiến mà ở đó các bên đã sử dụng thanh kiếm laser. Ngày nay điều đó đã trở thành hiện thực. Thanh kiếm laser ở đây chính là tổ hợp Peresvet (tổ hợp chiến đấu tiên tiến của Nga).

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng tiết lộ, tổ hợp Peresvet sẽ được nghiên cứu phát triển ở phiên bản cao cấp hơn.

Giới chuyên môn nhận định, vũ khí tương lai mà Bộ trưởng Shoigu muốn nhắc tới là loại vũ khí dựa trên các nguyên lý vật lý, những vũ khí còn đang nằm trong phòng thí nghiệm, phòng thiết kế của Nga và của các nước khác. Đó có thể là vũ khí năng lượng, vũ khí điện từ, vũ khí vi sóng, vũ khí siêu âm, vũ khí vô tuyến điện...

Theo số liệu cập nhật của Viện hàn lâm khoa học Nga thì các nhà khoa học nước này đã thử nghiệm thành công pháo điện từ - loại pháo được vận hành trên đường ray.

Vũ khí này có thể xuyên thủng mọi vỏ thép, đốt cháy mọi loại vi mạch, phá hủy động cơ máy bay và vô hiệu hóa hệ thống nhảy dù.

TIN LIÊN QUAN
Hải quân Đức 'chơi liều', lắp thiết bị định vị Nga cho các tàu ngầm hiện đại
Nhận thức mới, tư duy mới về quốc phòng Việt Nam
Pháo tự hành mới nhất Koalitsiya-SV của Nga được thử nghiệm ở chế độ 'Bão lửa'
Tài khoản các Đại sứ quán Nga bị chặn, Moscow: Cả thế giới biết các mạng xã hội Mỹ hành xử thế nào!
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2: Những điều cần biết và cách phòng chống Covid-19
(theo Komsomolskaya Pravda)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động