Những 'tuyệt chiêu bỏ túi' giúp doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Nhật Bản

Đức Nguyễn
Với dân số hơn 126 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với nhiều sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những 'tuyệt chiêu bỏ túi' giúp doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Nhật Bản
Vải thiều Việt Nam được bán tại siêu thị ở Nhật Bản. (Nguồn: Báo Hà Nội mới)

Những sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản phải kể đến như: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu luôn nằm top đầu của Việt Nam. Kể từ khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào tháng 12/2008 (và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2009) cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) được thực hiện vào tháng 12/2008 và được sửa đổi vào tháng 8/2020 đã tạo nhiều điều kiện thúc đẩy kinh tế thương mại giữa hai nước.

Năm 2022, đồng Yên suy yếu, cùng với giá dầu tăng cao do ảnh hưởng cuộc chiến Nga-Ukraine, chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến chi phí sản xuất tăng, dẫn đến những mặt hàng thiết yếu của Nhật Bản cũng lên giá từng ngày khiến việc chi tiêu của các hộ gia đình trở nên căng thẳng.

Hiện, hàng hóa nhập khẩu chiếm 34% (đồ gia dụng và nội thất), gần 50% (thực phẩm, quần áo và các mặt hàng tiêu dùng khác) trong mỗi gia đình người Nhật. Về lâu dài, theo tính toán, người tiêu dùng Nhật Bản sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào hàng nhập khẩu. Trong đó, người Nhật sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có giá rẻ hơn nhưng có chất lượng và công dụng gần tương tự như nhau.

Do đó, đây là cơ hội cho Việt Nam nếu như hàng Việt Nam đảm bảo được chất lượng tương đương nhưng có giá bán thấp hơn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào Nhật Bản; hoặc Việt Nam cung cấp được các mặt hàng có thể thay thế cho sản phẩm nội địa của Nhật Bản.

Để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt cần lưu ý một số vấn đề trước khi tiếp cận thị trường khó tính này.

Tìm kiếm khách hàng:

Có một trở ngại ngăn cản nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sang Nhật Bản: Họ không biết cách tìm kiếm khách hàng Nhật Bản.

Để tìm kiếm và tạo ra cơ sở khách hàng tiềm năng tại Nhật Bản, doanh nghiệp có thể tìm thông tin, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu hàng hóa, sản phẩm với các khách hàng nước ngoài.

Một trong những kênh thông tin về các hội chợ, triển lãm mà các doanh nghiệp cần cập nhật là website: vietnamexport.com hoặc qua email, mạng xã hội. Với những doanh nghiệp không sang trực tiếp được Nhật Bản thì có thể gửi hàng mẫu sang trưng bày tại phòng mẫu của Thương vụ Việt Nam tại Nhật, hoặc trưng bày tại các triển lãm lớn tổ chức tại Nhật với đầu mối là Thương vụ Việt Nam tại Nhật.

Ngoài hoạt động giao thương trực tiếp, doanh nghiệp nên theo dõi thông tin và thu xếp tham gia các buổi hội thảo – giao thương trực tuyến. Kinh nghiệm của Thương vụ Nhật cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được bạn hàng nước ngoài thông qua việc tham gia các buổi giao thương trực tuyến.

Ngoài ra, hiện nay, có nhiều kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng như: Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, các Thương vụ Việt Nam, các Sở Công Thương (Bộ Công Thương); các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài…

Sử dụng tiếng Nhật rất quan trọng để thành công ở Nhật Bản:

Những nhà kinh doanh ở Nhật Bản sẽ đánh giá cao những nỗ lực giao tiếp bằng tiếng Nhật cơ bản. Tiếp thị bằng tiếng Nhật cũng là điều cần thiết để giao tiếp với người tiêu dùng địa phương và khách hàng doanh nghiệp. Các yêu cầu ghi nhãn đối với nhiều sản phẩm được quy định bởi quy định của chính phủ và phải bằng tiếng Nhật.

Tôn trọng văn hóa Nhật Bản:

Đối với bất kỳ quốc gia nào, khi doanh nghiệp tiếp cận đều cần tìm hiểu kỹ văn hóa của quốc gia đó. Xã hội Nhật Bản rất phức tạp, có cấu trúc, tôn trọng tuổi tác, thứ bậc và định hướng theo nhóm…

Về văn hóa kinh doanh, khi gặp gỡ đối tác Nhật lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần mang theo danh thiếp, catalogue, hồ sơ giới thiệu công ty, hàng mẫu… Cần đảm bảo đúng giờ và giữ lời khi đã hứa hẹn một việc gì đó với đối tác. Thông thường, thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản không hề đơn giản, nhiều trường hợp phải có sự giới thiệu của bên thứ 3 uy tín thì doanh nghiệp Nhật mới tin tưởng.

Khi đã có được mối quan hệ làm ăn với đối tác Nhật, doanh nghiệp cần chú trọng duy trì mối quan hệ đó một cách lâu dài, bền vững. Trong quá trình đàm phán/ trao đổi, đối tác Nhật có thể đưa ra các yêu cầu như thay đổi mẫu mã hoặc kích thước sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật… doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng tích cực đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu những đòi hỏi phía đối tác đưa ra quá khắt khe, doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi lại cụ thể để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

Hiểu rõ hệ thống phân phối hàng hoá Nhật Bản:

Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản nổi tiếng phức tạp với nhiều tầng cấp khác nhau và các chức năng riêng biệt.

Đơn cử, hầu như mọi chuỗi siêu thị của Nhật Bản không nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, mà mua qua các đầu mối nhập khẩu lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các đầu mối nhập khẩu lớn của Nhật Bản.

Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại và các nhà bán buôn Nhật Bản. Việc tiếp cận các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến công nghiệp còn rất hạn chế. Hiện, hầu hết các công ty Việt Nam chưa có hệ thống đại diện hoặc chi nhánh tại thị trường Nhật Bản.

Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá xuất khẩu:

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới.

Đối với hàng nông, lâm, thủy sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật; trong khi hàng công nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện về quy cách sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật, quy định ghi nhãn hay các quy định ghi trong JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản…

Các lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Người tiêu dùng Nhật Bản cũng có một số nhu cầu mà nếu biết nắm bắt, người bán có thể dễ dàng tạo ra đơn hàng:

Giao hàng nhanh:

23% người tiêu dùng Nhật Bản cho biết họ e ngại việc mua hàng từ các trang web nước ngoài vì họ cho rằng việc giao hàng sẽ lâu hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh cho khách hàng khi thanh toán và nêu rõ rằng doanh nghiệp của bạn có cung cấp dịch vụ này trên trang chủ của trang web.

Nói ngôn ngữ của họ:

26% người tiêu dùng Nhật Bản cho biết họ không muốn mua sắm ở nước ngoài do rào cản ngôn ngữ. Do đó, điều quan trọng là cửa hàng trực tuyến của bạn phải đầu tư vào bản dịch đã bản địa hóa trang web thương mại điện tử của mình và hiển thị giá bằng đơn vị tiền tệ của Nhật Bản.

Sự chú ý đến chi tiết:

Khi mua hàng thì chất lượng là yếu tố được người dân Nhật Bản quan tâm nhất. Do hàng hóa nội địa của Nhật có chất lượng cao, nên tâm lý tiêu dùng của người Nhật là luôn đòi hỏi các sản phẩm (kể cả các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài) phải có chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất chú trọng đến giá cả, mẫu mã, kích thước, màu sắc, công dụng… của sản phẩm. Họ muốn biết mọi thứ về một sản phẩm trước khi mua, chẳng hạn như vải, phép đo và chi tiết kỹ thuật, đó là lý do tại sao các trang web ở đó thường trông lộn xộn hơn nhiều so với những trang web phục vụ cho người mua phương Tây. Càng cung cấp nhiều thông tin sản phẩm hơn cho người tiêu dùng Nhật Bản, càng có nhiều khả năng họ sẽ mua hơn – cũng đừng quên kèm theo nhiều ảnh HD!

Chính vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài muốn có chỗ đứng tại thị trường Nhật cần tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản, từ đó đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm, song song với với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

Thanh toán:

Thẻ là phương thức thanh toán phổ biến nhất của người tiêu dùng trực tuyến Nhật Bản, chiếm 65% giao dịch. Tiếp theo là chuyển khoản ngân hàng (14%) và sau đó là tiền mặt (13%). Thanh toán bằng tiền mặt được kích hoạt bởi sự gia tăng của cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc, các cửa hàng tiện lợi chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt cho các giao dịch trực tuyến. Người dùng chỉ cần mang các hóa đơn mua hàng trực tuyến của họ đến một cửa hàng có mã vạch đã quét và thanh toán được thực hiện.

Lòng tin:

Danh dự và danh tiếng rất được coi trọng trong văn hóa Nhật Bản; người tiêu dùng ở đó có xu hướng xem những người dùng khác như một nguồn thông tin sản phẩm đáng tin cậy hơn hơn các chuyên gia. Vì vậy, hãy chăm sóc khách hàng để có nhiều đánh giá tốt của người dùng trên trang web mua sắm, điều này làm tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm của bạn.

Lần đầu tiên vải thiều tươi Việt Nam có mặt tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản

Lần đầu tiên vải thiều tươi Việt Nam có mặt tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản

Làm việc với Đại sứ Vũ Hồng Nam, Thống đốc Shiota chi sẻ thông tin, lô vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam sẽ ...

Chuối Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản

Chuối Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản

Ngày 27/6, Tuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản đã kết thúc với việc mặt hàng chuối của Việt Nam bắt đầu tìm được chỗ ...

Hoa quả Việt Nam ngày càng phổ biến tại thị trường Nhật Bản

Hoa quả Việt Nam ngày càng phổ biến tại thị trường Nhật Bản

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản ...

Cơ hội cho thực phẩm chế biến Việt Nam tại thị trường Nhật Bản

Cơ hội cho thực phẩm chế biến Việt Nam tại thị trường Nhật Bản

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến tăng cường quảng bá, tìm kiếm đối tác, kết ...

Xuất khẩu ngày 24-28/10: Thịt gà chế biến, rượu men Bắc Kạn 'lên đường' đi Nhật Bản; giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu online

Xuất khẩu ngày 24-28/10: Thịt gà chế biến, rượu men Bắc Kạn 'lên đường' đi Nhật Bản; giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu online

Thịt gà chế biến, rượu men Bắc Kạn "lên đường" đi Nhật Bản; Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu ...

(theo Easy Export)

Đọc thêm

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Lịch thi đấu V-League vòng 16 mùa giải 2023/24: CAHN vs Nam Định, SLNA vs Hà Nội, Thanh Hóa vs Bình Định

Lịch thi đấu V-League vòng 16 mùa giải 2023/24: CAHN vs Nam Định, SLNA vs Hà Nội, Thanh Hóa vs Bình Định

Lịch thi đấu V-League - Lịch thi đấu vòng 16 V-League mùa giải 2023/24, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Điểm mặt những mẫu xe gầm cao sắp ra mắt khách hàng Việt trong tháng 5

Điểm mặt những mẫu xe gầm cao sắp ra mắt khách hàng Việt trong tháng 5

Hàng loạt mẫu xe gầm cao mới dự kiến sẽ ra mắt khách hàng Việt trong tháng 5/2024 đều được nhập khẩu nguyên chiếc.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 3/5. Lịch âm hôm nay 3/5/2024? Âm lịch hôm nay 3/5. Lịch vạn niên 3/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Xem tử vi 3/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đơn phương trái phép của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy?

Một lĩnh vực quan trọng của Nga là mục tiêu Mỹ 'ngắm bắn', vì sao vậy?

Vì sao Mỹ lại nhắm mục tiêu vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga? Trang Oil Price lý giải 4 nguyên nhân.
Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ

Fed không 'sờ đến' lãi suất, chứng khoán Mỹ diễn biến bất ngờ

Ngày 1/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại.
Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Lào - nền kinh tế Đông Nam Á này đã quyết định khôi phục thuế VAT 10% và điều chỉnh lãi suất ngân hàng...
Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Yếu tố chính nào đang ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2024?
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động