Những vấn đề nhân đạo đằng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine

Mai Linh
Nhiều người đã và đang phải chịu tác động nhân đạo sau một tháng xung đột Nga-Ukraine diễn ra. Lúc này là thời điểm để tiếp thêm sức mạnh cho các nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng tị nạn ngày càng trầm trọng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tác động nhân đạo từ cuộc giao tranh Nga-Ukraine
Sau một tháng xung đột Nga-Ukraine, ước tính hơn 3 triệu người đã phải rời khỏi Ukraine, dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến II. (Nguồn: Reuters)

Sau một tháng xung đột Nga-Ukraine nổ ra (ngày 24/2), ước tính hơn 3 triệu người đã phải rời khỏi Ukraine, dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến II. Trong khi đó, những người lựa chọn ở lại Ukraine cũng chịu cảnh hiểm nguy tới tính mạng.

Thảo luận về những tác động nhân đạo từ xung đột ở Ukraine, bà Negar Tayyar, người đồng sáng lập và Giám đốc của Quỹ nhân loại toàn cầu (GWBF) - một cơ quan nhân đạo chuyên hỗ trợ người di cư trên toàn cầu, đã chỉ ra những vấn đề tồn tại và cách mà chúng ta cần đối mặt với các cuộc khủng hoảng tị nạn trong tương lai.

Sự tương phản

Tốc độ dòng người tị nạn từ cuộc khủng hoảng đang tăng một cách đáng kinh ngạc. Nhiều người lựa chọn không vượt biên thì cũng phải rời bỏ nhà cửa và trú ẩn trong các ga xe lửa, tầng hầm, hoặc lánh nạn tại gia đình ở nhiều vùng khác nhau của Ukraine.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tị nạn này có nhiều điểm khác biệt so với những cuộc khủng hoảng tị nạn trước ​​trong thập kỷ qua.

Trước hết, bà Tayyar lưu ý việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Ukraine là rất đặc biệt. Cho đến nay, đã có sự nhiều hỗ trợ to lớn, đặc biệt từ châu Âu và Mỹ, dành cho người dân Ukraine.

Theo bà Tayyar, Ba Lan đang chịu thiệt hại lớn nhất vì phải tiếp nhận người tị nạn. Ước tính 1,8 triệu người tị nạn đến từ Ukraine hiện đang ở Ba Lan.

Mặc dù, đây là phản ứng đúng đắn và được cộng đồng viện trợ nhân đạo hoan nghênh, nhưng cũng là một điều đáng lưu tâm khi ​​Ba Lan tiếp nhận quá nhiều người tị nạn từ Ukraine, trong khi nhiều người trốn chạy khỏi các cuộc xung đột khác thì không được đón nhận như vậy mà phải chờ đợi ở biên giới.

Nhắc đến những người tị nạn Syria đang chờ đợi ở biên giới Belarus và Ba Lan để gia nhập Liên minh châu Âu (EU), vị chuyên gia nhấn mạnh, họ đang phải chịu đựng cảnh màn trời chiếu đất trong thời tiết lạnh giá.

Khi chứng kiến cảnh này, bà Tayyar chia sẻ: “Chúng tôi trải qua nhiều cảm xúc lẫn lộn. Nhiều người đã chỉ trích về việc vẫn còn tồn tại sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với người tị nạn”.

Theo chuyên gia về nhân đạo, điểm mấu chốt nằm ở chỗ họ đều đang tìm kiếm sự bảo vệ ở cùng biên giới, ở cùng quốc gia, nhưng có những người bị từ chối gia nhập và có những người được chào đón.

"Sự tương phản trong cách đối xử với những người tị nạn này là rất rõ ràng", Giám đốc GWBF nhấn mạnh.

“Đòn bẩy" cho một giải pháp dài hạn

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Bà Tayyar chỉ ra rằng hiện nay ở châu Âu đang tồn tại cảm giác bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và nỗi lo lắng, sợ hãi ở mức độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ trên phạm vi toàn lục địa. Theo vị chuyên gia này, phản ứng này từ châu Âu và Mỹ là không đáng ngạc nhiên.

Từ kinh nghiệm viện trợ nhân đạo của mình, bà Tayyar lưu ý rằng, sự phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc vẫn đang tồn tại: "Nhiều người đang bị đối xử khác biệt vì chủng tộc, giới tính, sắc tộc, tôn giáo của họ”.

Bà Tayyar cũng hy vọng, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể viết lại câu chuyện cho những người tị nạn từ các khu vực xung đột khác.

Theo đó, việc EU chấp nhận người tị nạn Ukraine có thể trở thành tiền lệ và đòn bẩy mang lại lợi ích cho các hoạt động nhân đạo trong tương lai.

Sự nhân văn trong cuộc khủng hoảng tị nạn ở Ukraine đã được thể hiện qua những hành động, đối xử tử tế với phẩm giá mà họ xứng đáng. Những bức ảnh ấm áp tình người dành cho người lánh nạn từ Ukraine đã thay đổi những câu chuyện điển hình về người tị nạn.

Bà Tayyar chia sẻ, bà và các đồng nghiệp của mình như được tiếp thêm sức mạnh. "Chúng tôi thấy rằng hoàn toàn có thể tìm ra một cách khác để giải quyết tình trạng những người buộc phải rời bỏ nhà cửa của mình. Đây là việc khả thi, là điều đúng đắn nên làm”.

Công việc của những người làm công tác nhân đạo như bà Tayyar trong tương lai là sử dụng cách châu Âu đang phản ứng hiện nay như một mô hình cho cách chúng ta cần phản ứng với người tị nạn theo giai đoạn.

Bởi những vấn đề này không phải chỉ xảy ra tại biên giới châu Âu. Theo bà Tayyar, cách tiếp cận của Mỹ đối với người tị nạn cũng từng gặp phải chỉ trích vì các chính sách phân biệt đối xử có hệ thống tương tự.

Vị chuyên gia về nhân đạo chỉ ra rằng, trong khi Mỹ chấp nhận áp dụng quy chế bảo vệ tạm thời cho người Ukraine, thì những người tị nạn ở biên giới với Mexico vẫn bị đẩy lùi. Tại Afghanistan, việc Mỹ rút quân và Taliban tiếp quản cũng dẫn đến một cuộc khủng hoảng tị nạn chưa được giải quyết, bao gồm cả nạn đói quy mô lớn ở trong nước.

May mắn thay, có những nhóm như bà Tayyar vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch "Choose Love" (chọn yêu thương). Việc hỗ trợ những người tị nạn ở các nhóm nhỏ lẻ cũng rất quan trọng. Từ đó, mới có thể tìm ra chìa khóa để có được phản ứng thành công với các cuộc khủng hoảng tị nạn lớn hơn trong dài hạn.

Mỹ chê tên lửa Nga hay đánh trượt mục tiêu trong chiến dịch tại Ukraine?

Mỹ chê tên lửa Nga hay đánh trượt mục tiêu trong chiến dịch tại Ukraine?

Dẫn lời 3 quan chức Mỹ, hãng tin Reuters tiết lộ đánh giá của Washington rằng, tên lửa Nga sử dụng trong chiến dịch tấn ...

Ukraine sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong chiến tranh

Ukraine sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong chiến tranh

Giám đốc điều hành của công ty Clearview Hoan Ton-That cho biết, Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Bảy vừa qua đã bắt đầu sử ...

(National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới qua vai trò của báo chí.
Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Gia Lai: Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, VPTT về Nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình 'Ẩm thực cho em' tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan đã tổ chức sự kiện 'Ẩm thực cho em' tại huyện Mù Căng Chải, Yên Bái, chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam kêu gọi tăng cường hành động vì hòa bình bền vững, phát triển và tiến bộ của phụ nữ

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên thảo luận mở về chủ đề 'Phụ nữ xây dựng hòa bình trong môi trường biến động'.
Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm 'khu vực an toàn' mới

Hà Lan sẽ bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm.
Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động