Nỗ lực hướng tới một Việt Nam không còn đói nghèo

Huyền Trâm
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam trở thành một trong những hình mẫu trên thế giới về thành tựu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc cho hành trình giảm nghèo bền vững, và chặng đường đến đích 'một Việt Nam không còn đói nghèo' sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nỗ lực hướng tới 'một Việt Nam không còn đói nghèo'
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 cần tập trung giải quyết một số thách thức, hướng tới mục tiêu Việt Nam không còn đói nghèo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiều thách thức cấp bách

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 cần tập trung giải quyết một số thách thức.

Trước hết, tiếp tục giải quyết các vấn đề mà Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chưa thực hiện xong. Cụ thể là nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Các địa phương này là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng còn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Trong khi đó, phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận và cạnh tranh trên thị trường lao động, việc làm.

Mặt khác, hiệu quả kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, nhà ở, giảm nghèo về thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Ngoài ra, nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa bàn nghèo có quy mô nhỏ nên hiệu quả sử dụng, tác động đến đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn hạn chế.

Song song với đó, Việt Nam cũng đang đứng trước một số nội dung phát triển kinh tế - xã hội mới, cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia.

Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 16,6% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 4,473 triệu hộ.

Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết.

Hiện nay, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hoá, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đặt ra những thách thức rất lớn đối với người nghèo trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, đào tạo kỹ năng nghề, tìm kiếm việc làm, sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập.

Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân".

Thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó có các mục tiêu: “Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng; giảm bất bình đẳng trong xã hội”.

Với những mục tiêu to lớn đã đề ra, hành trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ còn gian nan, thử thách hơn nữa, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam tạo được bước nhảy vọt, tạo sự bứt phá khi nỗ lực giảm nghèo trên thế giới đang bị chững lại bởi đại dịch.

Nỗ lực hướng tới 'một Việt Nam không còn đói nghèo'
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp của Chính phủ ngày 11/8. (Nguồn: VGP)

Không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần

Trong phát biểu quan trọng tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần".

Theo Tổng Bí thư, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn.

Với tinh thần đó, Việt Nam xác định rõ những mục tiêu chính trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Một là, đầu tư cho công tác giảm nghèo là đầu tư cho phát triển nhằm hỗ trợ người nghèo thoát nghèo, xây dựng cuộc sống khá giả; địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, xây dựng tiêu chí nông thôn mới; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bao trùm, nhất là nâng cao thu nhập và bảo đảm các chiều dịch vụ xã hội cơ bản (về việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, thông tin) để tiến tới xóa bỏ nghèo đói cho mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều.

Ba là, đổi mới chính sách giảm nghèo, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và phát huy sức mạnh toàn diện của cả hệ thống chính trị trong công cuộc giảm nghèo trong điều kiện mới.

Bốn là, sớm hoàn thành cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo đến năm 2030.

"Mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn." (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)

Nhiệm vụ trọng tâm

Để tiếp tục phát huy các thành tựu và khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đặc biệt chú trọng vào 7 nội dung sau.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc Việt Nam đối với người nghèo.

Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo".

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động.

Đồng thời, cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.

Thứ tư, đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Nỗ lực hướng tới 'một Việt Nam không còn đói nghèo'
Chăn nuôi bò ba bê của một hợp tác xã ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Nguồn: TTXVN)

Cùng với đó, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng.

Các địa phương cần quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ năm, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

Trong đó, ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tích hợp với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; thúc đẩy việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác giảm nghèo; tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Cụ thể là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý;

Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo; có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, các địa phương cần xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo, tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hoá...; hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo để xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

Thứ bảy, mở rộng hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công cuộc giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.

Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng lõi nghèo

Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng lõi nghèo

Nhìn vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có thể thấy quyền lợi của người dân đã được ...

Giảm nghèo bền vững: Thành công nổi bật, ý nghĩa nhân văn của Việt Nam

Giảm nghèo bền vững: Thành công nổi bật, ý nghĩa nhân văn của Việt Nam

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo bền vững của Việt Nam trong những năm qua đã đạt ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Hoa anh đào nở rộ kỷ lục tại Washington (Mỹ)

Hoa anh đào nở rộ kỷ lục tại Washington (Mỹ)

Thời tiết ấm áp đặc biệt vào tháng 3 năm nay khiến hoa anh đào ở thủ đô Washington, Mỹ nở rộ vào hôm 17/3 vừa qua.
Cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android siêu đơn giản

Cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android siêu đơn giản

Biết cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân mà còn giúp tối ưu hóa trải nghiệm duyệt web. ...
Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu Zalo chỉ với vài bước đơn giản

Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu Zalo chỉ với vài bước đơn giản

Bạn cần đăng nhập lại tài khoản Zalo nhưng vô tình bị quên mật khẩu. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách lấy lại mật khẩu ...
Cách reset gợi ý Siri bị ẩn trên iPhone siêu đơn giản

Cách reset gợi ý Siri bị ẩn trên iPhone siêu đơn giản

Siri là cái tên quen thuộc đối với người dùng iPhone, đây là trợ lý ảo thông minh của Apple có khả năng thực hiện các yêu cầu dựa trên ...
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 20/3/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 20/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/3/2024.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/3 - SXMN 19/3/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/3

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/3 - SXMN 19/3/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/3

XSMN 19/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 19/3/2023. kết quả xổ số ngày 19 tháng 3. xổ số hôm nay 19/3. SXMN 19/3. XSMN ...
Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Từ ngày 14-15/3 đã diễn ra Hội thảo chia sẻ về công tác y tế trường học và tổng kết Dự án 'Sức khỏe và dinh dưỡng học đường'.
Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết chống bài Hồi giáo do Pakistan đệ trình

Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết chống bài Hồi giáo do Pakistan đệ trình

Nghị quyết đặc biệt lên án việc kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực chống lại người Hồi giáo.
Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Biến đổi khí hậu ngày càng gây khó khăn cho việc sản xuất và tiếp cận lương thực, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương...
Mang 'Xuân ấm biên cương' đến với phụ nữ, trẻ em biên giới tỉnh Điện Biên

Mang 'Xuân ấm biên cương' đến với phụ nữ, trẻ em biên giới tỉnh Điện Biên

Baoquocte.vn. Chương trình 'Xuân ấm biên cương' với nhiều phần quà ý nghĩa đã được cho phụ nữ, trẻ em và người dân xã biên giới Na Sang (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên).
Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ireland trong lĩnh vực bình đẳng giới, khắc phục hậu quả bom mìn

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ireland trong lĩnh vực bình đẳng giới, khắc phục hậu quả bom mìn

Đại diện Chính phủ Ireland đã có chuyến thăm các chương trình hợp tác giữa Đại sứ quán Ireland với tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Plan International Việt Nam.
Việt Nam thăng hạng vượt bậc về chỉ số phát triển con người

Việt Nam thăng hạng vượt bậc về chỉ số phát triển con người

Trong bảng xếp hạng HDI mới nhất, Việt Nam tăng 8 bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107, tiếp tục nằm trong số các nước đang phát triển có chỉ số HDI
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi có sự chung tay của các quốc gia, các địa phương, các giai tầng xã hội, trong đó có đồng bào và các tổ chức tôn giáo.
UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.
Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Ngày quốc tế Phụ nữ là dịp để nhìn lại những thành tựu và các rào cản trên chặng đường bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công.
Sửa luật phòng, chống mua bán người: Từ góc nhìn bình đẳng giới

Sửa luật phòng, chống mua bán người: Từ góc nhìn bình đẳng giới

Mua bán người là tội phạm xâm hại nghiêm trọng quyền con người, xâm hại danh dự, nhân phẩm, tự do của con người.
Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Tổng thư ký LHQ cho rằng, cần phải có nỗ lực hành động toàn cầu để bảo vệ quyền con người trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Sự phát triển của thể thao nữ không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia, mà còn giúp tạo dựng vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Rồng trong tâm thức người Việt

Rồng trong tâm thức người Việt

Trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có trong đời thực mà được hình thành bởi trí tưởng tượng của con người.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mặc dù chiếm số lượng đông, nhưng phụ nữ Mỹ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và không có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trong thời gian dài.
Phiên bản di động