Nơi mở cửa, nơi tạm dừng đón khách đi lễ đầu năm

Văn Anh
Do tình hình dịch Covid-19, nhiều lễ hội, đền chùa đã thông báo tạm dừng tổ chức đón khách tham quan, đi lễ đầu năm. Tuy nhiên, vẫn có số ít địa điểm còn mở cửa và áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đi lễ đầu năm, nơi mở cửa, nơi tạm dừng tổ chức phòng chống dịch Covid-19
Chùa Tam Chúc (Hà Nam) sẽ mở cửa đón khách đi lễ đầu năm. (Nguồn: Dân trí)

* Chùa Tam Chúc mở cửa đón khách tham quan

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, xây dựng trên nền ngôi Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1.000 năm. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, nơi đây là địa điểm thu hút nhiều người dân từ mọi miền tới du xuân và đi lễ đầu năm.

Năm nay, lượng khách đổ về chùa Tam Chúc (Hà Nam) giảm nhiều nên người dân thảnh thơi hơn trong việc đi lễ, không còn cảnh chen chúc như một số năm trước đó.

Ghi nhận vào ngày mùng 4 Tết Nhâm Dần (ngày 4/2), hàng nghìn người dân đã đổ về quần thể khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc, tuy nhiên lượng khách này so với những năm chưa có dịch Covid-19 thì còn khá khiêm tốn.

Theo Ban quản lý chùa Tam Chúc, ngay từ sáng mùng 4 Tết, lượng khách từ nhiều địa phương đã đổ về khu du lịch tâm linh Tam Chúc khiến một số thời điểm bị ùn ứ đoạn đường vào cổng hoặc quầy bán vé tàu.

Khu vực bãi xe dành cho khách tham quan dù còn ít chỗ trống nhưng không chật kín, quá tải như những năm trước.

Để kiểm soát lượng khách, tránh tình trạng chen chúc khi khách tham quan tại chùa Tam Trúc, năm nay BQL chùa đã lên phương án cho khách di chuyển bằng thuyền hoặc đi bộ khi đi từ khu vực thủy đình vào bên trong. Với chiều ngược lại khách sẽ được hỗ trợ ra bằng xe ô tô và xe điện.

Các biện pháp phòng dịch như quét mã QR, khai báo y tế, các máy rửa tay nước sát khuẩn cũng được bố trí tại nhiều khu vực cửa ra vào. Nhân viên tại đây liên tục khuyến cáo du khách phòng dịch.

Dù đã có hàng nghìn khách tới tham quan trong ngày nhưng bến thuyền vẫn chưa hoạt động hết công suất, một số thuyền lớn vẫn nằm chờ, không sử dụng đến.

* Chùa Hương thực hiện nghiêm tạm dừng tổ chức lễ hội

Ngày 5/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra việc tạm dừng lễ hội tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức) và các lễ hội khác trên địa bàn thành phố, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và TP. Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra, huyện Mỹ Đức đã thực hiện nghiêm túc việc tạm dừng tổ chức lễ hội. Khu vực suối Yến phong quang, không còn cảnh đò xếp hàng la liệt chờ đón khách.

Hàng quán khu vực đền Trình và chùa Thiên Trù, đường lên động Hương Tích đóng cửa. Dọc suối Yến và các đường dẫn lên các di tích trong Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn sạch sẽ, gọn gàng, không có rác thải bừa bộn.

Theo Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, ngày 6/2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch) là ngày mở cửa rừng của người dân trong vùng, thường trùng với lễ khai hội chùa Hương những năm trước.

Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn tạo điều kiện cho 1 - 2 đoàn đại diện cho nhân dân, thực hiện các nghi thức tâm linh tại các di tích trong khu vực chùa Hương. Những người tham gia thực hiện các nghi thức tâm linh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Đoàn kiểm tra đánh giá cao tinh thần thực hiện nghiêm túc của huyện Mỹ Đức, đồng thời đề nghị địa phương tiếp tục tuyên truyền đến nhân dân và du khách để mọi người hiểu, thực hiện các quy định.

Ngày 6/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiếp tục kiểm tra việc tạm dừng các lễ hội khác như: Lễ hội Gióng (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), lễ hội Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh)...

Trước đó, thực hiện công tác quản lý lễ hội Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai thực hiện tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội Xuân trên địa bàn.

Trong những ngày Tết, ngày chính lễ tại các điểm di tích, các nơi thờ tự thực hiện việc thờ cúng theo truyền thống đảm bảo ấm cúng, trang trọng.

Các địa phương phân công cụ thể các cơ quan, đơn vị triển khai nhiệm vụ ngăn chặn từ xa việc tập trung đông người vào các ngày chính lễ hội; vận động nhân dân không lập bàn thờ tạm gần các di tích, chùa, đền, cài tiền lẻ tại cổng... để bái vọng, làm mất mỹ quan, nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong việc cưới, việc tang, tảo mộ, mừng thọ; giỗ chạp, mừng sinh nhật, tổ chức ngày lễ, ngày kỷ niệm; các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí đảm bảo phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, quy định của Trung ương và thành phố Hà Nội.

Các địa phương hướng dẫn, khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu của nhân dân (tổ chức các hoạt động bằng hình thức trực tuyến).

* Đền Bà Chúa Kho đóng cửa từ mùng 5 tháng Giêng

Ông Nguyễn Xuân Lệ (đại diện Ban quản lý đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh) cho biết, đền Bà Chúa Kho tạm dừng đón khách từ ngày 5/2 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Nhâm Dần) cho đến khi có thông báo mới.

Nơi mở cửa, nơi tạm dừng đón khách đi lễ đầu năm
Đền Bà Chúa Kho đóng cửa từ mùng 5 tháng Giêng. (Nguồn: Dân trí)

Ông Lệ cho hay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, du khách về lễ đền Bà Chúa Kho quá đông, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, Ban chỉ đạo Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 phường Vũ Ninh và Ban tổ chức Lễ hội đền Bà Chúa Kho quyết định đóng cửa đền, tạm dừng đón khách.

Đại diện Ban quản lý đền Bà Chúa Kho nói: "Việc đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Vào thời điểm năm ngoái, đền Bà Chúa Kho cũng phải tạm dừng lễ hội, đóng cửa đền. Chúng tôi cũng sẽ thông báo rộng rãi cho quý khách xa gần khi đền được mở cửa trở lại".

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại làng Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh.

Năm thứ hai Hà Nội tạm dừng nhiều lễ hội Xuân để phòng chống dịch

Năm thứ hai Hà Nội tạm dừng nhiều lễ hội Xuân để phòng chống dịch

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lễ hội Xuân trên địa bàn Hà Nội tạm dừng tổ chức để đảm bảo công ...

Hà Nội chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết

Hà Nội chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 dịp Tết

Với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ban hành Chỉ thị số ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách 'Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam.
Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Khi tham gia giao lưu quốc tế, bản sắc văn hóa chính là 'tấm hộ chiếu' đặc biệt của người Việt, giúp nhận diện và tạo nên sự khác biệt giữa các nước.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024 kéo dài tưg 1/11 - 28/12), đi qua 4thành phố xinh đẹp của Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán, Mexico.
Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam.
Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Người Viking (có nguồn gốc Bắc Âu) đã từng đổ bộ lên nơi ngày nay là Newfoundland, Canada vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Phiên bản di động