Nỗi trăn trở mang tên tiếng Việt

Việc học Tiếng Việt ngày càng trở nên cấp bách đối với cộng đồng người Việt tại Kiev (Ukraine) khi nguy cơ thế hệ con em có khả năng bị đồng hóa cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
noi tran tro mang ten tieng viet Cộng đồng người Việt tại Ukraine tri ân các liệt sĩ
noi tran tro mang ten tieng viet Triển lãm ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Ukraine

Tôi đã từng tình cờ gặp những nhóm người vốn dĩ có gốc gác Triều Tiên. Điều khá ngạc nhiên là lúc nói chuyện với nhau, họ đều dùng tiếng Nga. Tôi tò mò hỏi thì được biết tiếng Nga là ngôn ngữ chính thống của họ,  còn tiếng Triều Tiên thì ngay đến những bậc cao niên nhất cũng không biết và những gì để nhận biết về họ chỉ còn là vóc dáng gốc Á. Như vậy, có thể nói một bộ phận người Triều Tiên đã bị đồng hóa hoàn toàn với người bản địa bởi mất đi ngôn ngữ mẹ đẻ.

noi tran tro mang ten tieng viet
Trẻ em Việt ở Kiev.

Thực trạng ở Kiev

Có một thực tế ở Ukraine là khi  chưa đến tuổi đi học, trẻ em Việt nói tiếng Việt khá trơn tru lưu loát, nhưng khi đã đi học rồi, tiếng Việt ngày càng kém đi. Hiện nay, trong các sự kiện tập trung cộng đồng hoặc từng nhóm gia đình, ai cũng dễ nhận thấy thế hệ con cháu thường túm tụm thành nhóm riêng và hầu như không sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với nhau. Chúng chỉ nói tiếng Nga hoặc Ukraine và khi bị người lớn khiển trách, chúng nói rằng “không dùng tiếng Việt vì khó diễn tả hết ý”.

Điều đáng lo ngại đối với mỗi gia đình là khi con cái và cha mẹ xa cách nhau, không hiểu nhau, mỗi khi tan trường về nhà, trừ bữa cơm gia đình quây quần, còn lại trẻ em thường sống thu mình trong góc riêng. Nhiều cháu còn vùi đầu vào mạng Internet và chơi game. Tất yếu, các cháu sẽ dần quên tiếng mẹ đẻ. Giai đoạn học phổ thông, cái nguy hại chưa thật rõ ràng, nhưng đến khi học Đại học, tiếng Việt sẽ thực sự trở thành vấn đề nan giải.

Nhìn vào sự bất ổn của Ukraine từ mấy năm nay, cơ hội để con em người Việt tìm được việc làm ngay trên mảnh đất này  vô cùng khó khăn. Không ít bậc cha mẹ đã hướng cho con học xong sẽ trở về Tổ quốc tìm việc. Tuy nhiên, điều buồn nhất là có nhiều cháu, dù tốt nghiệp xuất sắc ở các trường bên này, nhưng vì không đủ khả năng tiếng Việt, đã bị loại khi phỏng vấn xin việc.

Từ thực trạng tiếng Việt của con em cộng đồng tại Kiev, chúng ta có thể hình dung ra cảnh tượng như sau: khi thế hệ thứ nhất về với tổ tiên, thế hệ thứ hai giao tiếp chỉ bằng ngôn ngữ bản địa và chắc chắn, họ sẽ không dạy con mình tiếng Việt bởi bản thân họ biết rất ít. Như vậy, thế hệ thứ ba trở đi sẽ hoàn toàn không dùng một chút nào nữa, khác gì mất gốc. Và hiện tượng đồng hóa  sẽ đến trong một ngày không xa.

Vì đâu nên nỗi?

Một số cha mẹ nghĩ rằng con mình là người Việt, lo gì không biết tiếng Việt nên để các con phát triển tự nhiên, không quan tâm đúng mức. Vì vậy, khi các con từ mấy tháng tuổi, họ đã thuê bảo mẫu người địa phương chăm sóc con cho tới khi đến trường, hoặc gửi luôn con ở nhà bảo mẫu. Ngôn ngữ bản địa ngấm dần vào các con từ thuở nằm nôi.

Đặc thù cộng đồng người Việt tại Kiev sống rải rác ở các căn hộ, chứ không tập trung thành làng như ở thành phố Kharkov hoặc Odessa nên giao lưu giữa con  trẻ cũng ít nhiều bị hạn chế. Trẻ em sống trong môi trường học với các bạn là người bản địa, học tiếng bản địa, nhất là càng lên lớp trên phải học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau cũng ảnh hưởng tới tiếng Việt.

Hơn nữa, có những  gia đình, phụ huynh còn dùng tiếng Nga để nói chuyện với con vì thấy con không hiểu hết tiếng Việt. Những cuộc mưu sinh cứ cuốn các bậc cha mẹ đi, khiến họ không thể sâu sát việc học của con. Có người lại chỉ chú trọng cho con học thêm các bộ môn khác, không quan tâm đúng mức đến việc rèn tiếng Việt. Đáng lo hơn, trẻ em Việt tại Kiev không được học tiếng Việt từ bậc tiểu học vì thiếu thầy, cô giảng dạy theo giáo trình cơ bản một cách hệ thống.

Cần giải pháp tổng thể

Lâu nay trong cộng đồng, một số cha mẹ tự dạy tiếng Việt cho con hoặc tìm thuê thầy cô về nhà dạy riêng; một số có điều kiện hơn cho con về Việt Nam học vào dịp hè. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện tại, việc cho con về nước học tiếng Việt đã trở nên xa vời với nhiều người.

Thực tế, một số bậc cha mẹ khi con vào đại học đã cho con về Việt Nam học theo diện trao đổi sinh viên giữa hai nước hoặc giữa các trường đại học với nhau. Khi tốt nghiệp xong, các con có thể có cơ hội tìm được việc làm trong nước, hoặc nếu quay trở lại Ukraine, các con vẫn hoàn toàn làm chủ được tiếng Việt cả viết và nói. Ở khu vực Troeshina (quận Desnhiansk) có trường phổ thông số 251 mang tên Hồ Chí Minh. Cách đây khoảng 10 năm, nhà trường cũng đã đào tạo được vài ba khóa tiếng Việt. Nhưng  vì thiếu thầy cô giáo và một phần cũng do các bậc phụ huynh chưa thấy hết tầm quan trọng của việc học tiếng Việt, các lớp đã phải tạm dừng hoạt động. Đến nay, lớp học tiếng Việt này đã được khôi phục lại nhưng chỉ là giải pháp tạm thời với sự tham gia của tám cháu nhỏ.

Ở Kiev, tôi thấy thuận lợi lớn chính là nguồn cung giáo viên từ các thầy cô giáo ở bộ môn tiếng Việt - Đại học Tổng hợp Taras Shevchenko Kiev. Thậm chí, các em sinh viên năm cuối khoa Tiếng Việt cũng có đủ khả năng truyền giảng cho trẻ em tiểu học. Học phí do phụ huynh “tự lực cánh sinh” là chủ yếu. Họ rất cần có sự chung sức của các tổ chức hội, đoàn với các sinh hoạt cộng đồng như Trại hè thanh thiếu niên, Rằm Trung Thu, các cuộc thi nói, viết tiếng Việt...

Song, điều quan trọng và tốt nhất là phải tạo được nguồn giáo viên lâu dài từ chính thế hệ con em. Muốn vậy, phụ huynh có thể xin cho con em mình vào học tự túc môn tiếng Việt tại trường Taras Shevchenko hoặc đăng ký về Việt Nam theo chương trình trao đổi. Việc cần thiết  là thành lập một quỹ học tiếng Việt được xã hội hóa, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp, hội đoàn, các mạnh thường quân... để mua sách vở giáo khoa, tài liệu, cũng như giáo cụ trực quan hỗ trợ công tác giảng dạy và khen thưởng.

noi tran tro mang ten tieng viet Người Việt tại Ukraine hướng về miền Trung

Chiều 18/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã tổ chức Lễ tiếp nhận tiền quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc ...

noi tran tro mang ten tieng viet Bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam tại Odessa

Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã làm việc với cơ quan chức năng sở tại để bảo vệ quyền ...

noi tran tro mang ten tieng viet Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Hồ Đắc Minh Nguyệt: Tổ chức quy củ như cộng đồng người Việt tại Ukraine

Tại Ukraine có khoảng 10.000 người Việt Nam nhưng được tổ chức trong một hệ thống hội đoàn rất quy củ, chặt chẽ. Đó là ...

Hồ Sỹ Trúc (từ Kiev)

Đọc thêm

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

'Vũ khí AI' ở thuở sơ khai, giới phân tích cảnh báo sự nguy hiểm cho tương lai nhân loại, điều cần làm là gì?

Giới phân tích cho rằng, thế giới nên thiết lập một bộ quy tắc để quản lý 'vũ khí AI' (trí tuệ nhân tạo) khi chúng vẫn còn ở giai ...
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Trường Sa và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Đại sứ quán khẳng định luôn nỗ lực sát cánh cùng cộng đồng người Việt, ủng hộ các hoạt động cộng đồng, làm tốt công tác bảo hộ công dân.
Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đối với Trung Đông, dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, theo Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động