Nồng ấm quan hệ Italy - Trung Quốc qua bàn giao hơn 800 cổ vật

Việc Rome đồng ý trao trả lại gần 800 cổ vật văn hoá cho Bắc Kinh nhân chuyến thăm chính thức Italy của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là một bước đi làm nồng ấm thêm quan hệ song phương, đặc biệt sau khi Italy trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat Bắc Kinh - Rome: “Con đường tơ lụa hai chiều” và hơn thế nữa
nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat Bỏ ngoài tai những xì xào về “Vành đai - Con đường", Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu

Từ Tử Cấm Thành đến Thành Rome

Ngày 24/3, Italy và Trung Quốc đã kí kết thoả thuận bàn giao 796 cổ vật văn hóa được “xuất khẩu trái phép” từ Tử Cấm Thành sang thành Rome, bao gồm một nồi đất sét đỏ Majiayao và đồ sứ của triều đại nhà Tống. 

Thoả thuận bàn giao này được ký kết bởi Bộ trưởng Di sản Văn hóa và Hoạt động Italy Alberto Bonisoli và người đồng cấp Trung Quốc Lạc Thụ Cương. Truyền thông Italy cho biết, bên cạnh thoả thuận bàn giao nói trên, người đứng đầu Bộ Văn hoá hai nước cũng thảo luận sâu sắc về hợp tác văn hóa song phương và các biện pháp đối phó với nạn buôn bán cổ vật văn hoá bất hợp pháp.

nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat
Bộ trưởng Văn hoá Trung Quốc Lạc Thụ Cương và Bộ trưởng Di sản Văn hóa và Hoạt động Italy Alberto Bonisoli. (Nguồn: EPA)

Trong một tuyên bố mới đây, Bộ trưởng Di sản Văn hóa và Hoạt động Italy Alberto Bonisoli nhấn mạnh: “Chúng tôi rất vui mừng và tự hào vì đã bàn giao được những cổ vật văn hoá này cho Trung Quốc - một người bạn của Italy. Những đồ vật này là các đại sứ đại diện cho di sản và bản sắc của người Trung Quốc”.

Bộ Di sản Văn hóa và Hoạt động Italy cho biết, việc bàn giao lại các di sản văn hoá cho phía Trung Quốc đã được Tòa án Milan ra quyết định vào tháng 11/2018 sau một vụ kiện pháp lý phức tạp về quyền sở hữu các di sản này. Về phần mình, Bắc Kinh gần đây đã tiến hành nhiều chiến dịch tìm kiếm trong một nỗ lực đưa các cổ vật văn hóa của Trung Quốc bị đánh cắp hoặc buôn lậu ra nước ngoài về nước.

Trong bối cảnh Bắc Kinh và Rome đạt được những kết quả ngoài mong đợi với việc ký kết 29 thỏa thuận trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Italy của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt là một bản ghi nhớ hợp tác của sáng kiến “Vành đai và Con đường”, truyền thông Trung Quốc đã dùng không ít lời hay ý đẹp ca ngợi thành công của chuyến công du này. Trong đó, thoả thuận bàn giao cổ vật được giới báo chí Trung Hoa gọi là sự trở lại lớn nhất của các di tích văn hoá Trung Quốc trong hai thập kỷ vừa qua.

Chất xúc tác cho quan hệ Trung - Italy

Sau khi Brussels công bố kế hoạch 10 điểm trong quan hệ EU - Trung Quốc, với cảnh báo Bắc Kinh vừa là “đối thủ” vừa là đối tác thương mại lớn nhất, cùng với lời kêu gọi chấm dứt “sự ngây thơ” trong quan hệ với Trung Quốc được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra ngày 22/3, Italy được cho là đã bỏ ngoài tai sự quan ngại của các nước láng giềng, cũng như cảnh báo từ phía Washington.

Cùng với các thỏa thuận mà Bắc Kinh và Rome đã kí kết về hợp tác trong các lĩnh vực vệ tinh, thương mại điện tử, nông nghiệp, nhập khẩu thịt bò và thịt lợn, ngân hàng, sáng tạo và khoa học, cũng như hợp tác văn hóa, thỏa thuận bàn giao các di vật văn hoá bị thất lạc của cường quốc Đông Bắc Á được đánh giá là “chất xúc tác” cho quan hệ Trung Quốc - Italy.

nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat
Bắc Kinh gần đây đã tiến hành nhiều chiến dịch tìm kiếm nhằm đưa các cổ vật văn hóa của Trung Quốc bị đánh cắp hoặc buôn lậu ra nước ngoài về nước. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Theo Tân Hoa Xã, với việc Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tại Bắc Kinh hiện đang tổ chức triển lãm về các cổ vật Trung Quốc bị thất lạc trong các bảo tàng và bộ sưu tập cá nhân ở nước ngoài, Bộ trưởng Di sản Văn hóa và Hoạt động Italy Alberto Bonisoli hy vọng Bảo tàng tại Bắc Kinh sẽ sớm tổ chức một buổi triển lãm đặc biệt trưng bày các cổ vật văn hoá đã được phía Italy bàn giao.

Ước tính từ năm 1850 đến năm 1949, chính phủ Trung Quốc đã để hơn 10 triệu vật phẩm văn hoá và lịch sử rơi vào tay người nước ngoài. Ngô Hạo, Giám đốc phụ trách các vấn đề văn hoá và xã hội tại Cục Di tích Văn hóa Nhà nước Trung Quốc cho biết, các sản phẩm của Trung Quốc do phía Italy bàn giao có lịch sử hơn 5.000 năm, từ thời kỳ đồ đá mới cho đến triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ông Ngô Hạo cho biết thêm rằng các cổ vật văn hoá có giá trị cao này vẫn còn tương đối nguyên vẹn.

nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat Trung Quốc và Italy ký thỏa thuận về Vành đai và Con đường

Ngày 23/3, Italy đã trở thành thành viên đầu tiên của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) chấp thuận dự án cơ sở ...

nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu: chuyến Tây du trong bão tố

Chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra khi châu Âu đang chia rẽ vì sáng kiến “Vành đai và Con ...

nong am quan he italy trung quoc qua ban giao hon 800 co vat Italy trấn an Mỹ và châu Âu khi tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường"

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 19/3 khẳng định Bản ghi nhớ (MoU) mà chính phủ nước này dự định sẽ ký với Trung Quốc ...

PV (theo SCMP)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thúc đẩy sớm thiết lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam-Armenia

Thúc đẩy sớm thiết lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam-Armenia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam và Armenia có nhiều tiềm năng, dư địa để thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi trên nhiều ...
Việc làm, sản xuất của nền kinh tế Mỹ giảm, Fed khó giải 'bài toán' lãi suất

Việc làm, sản xuất của nền kinh tế Mỹ giảm, Fed khó giải 'bài toán' lãi suất

Tình trạng việc làm và ngành sản xuất của Mỹ giảm trong bối cảnh rủi ro thuế quan khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ giải bài toán khó về ...
Việt Nam-Anh đẩy mạnh hợp tác trong phòng chống mua, bán người

Việt Nam-Anh đẩy mạnh hợp tác trong phòng chống mua, bán người

Việt Nam-Anh ký kế hoạch hành động chung nhằm đối phó nạn mua bán người, ngăn chặn những tuyến đường nguy hiểm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng ...
Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe thăm và làm việc tại Quảng Ninh

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe thăm và làm việc tại Quảng Ninh

Nhà vua Philippe cho rằng Quảng Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn, tạo cơ hội hợp tác mới với các nước châu Âu và Bỉ.
Tin thế giới 2/4: EU toan tính táo bạo ngay trước mũi Nga, Tổng thống Đức lần đầu thăm hai nước Kavkaz, sự thất vọng của ông Trump

Tin thế giới 2/4: EU toan tính táo bạo ngay trước mũi Nga, Tổng thống Đức lần đầu thăm hai nước Kavkaz, sự thất vọng của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Cuộc thi Đan Mạch trong mắt em: Nét vẽ xanh cho một hành tinh bền vững

Cuộc thi Đan Mạch trong mắt em: Nét vẽ xanh cho một hành tinh bền vững

Với hơn 24.600 tác phẩm dự thi, cuộc thi “Đan Mạch trong mắt em 2024” tiếp tục khẳng định là một sân chơi nghệ thuật đầy cảm hứng.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Phiên bản di động