Nhỏ Bình thường Lớn
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV:

Nóng về bình ổn giá, hỗ trợ nông dân, phòng chữa cháy

Sáng 1/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Theo đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường. Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

ĐBQH Kim ANh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

Bảo đảm cân đối cung cầu, điều hành bình ổn giá phù hợp

Tham gia ý kiến tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh) cho biết, thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu để đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường, không bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, công khai, minh bạch, dự đoán được sự biến động giá thế giới.

Cử tri đề nghị cần đánh giá kỹ thực trạng, tính hiệu quả của Quỹ bình ổn xăng dầu. Theo đó, đại biểu cho biết, nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước chỉ nên can thiệp khi có biến động lớn về giá, có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh bằng các công cụ chính sách để bình ổn thị trường như thuế, dự trữ quốc gia.

Trong Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Giá (sửa đổi). Đại biểu cho biết, còn một số ý kiến băn khoăn về danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Nhiều cử tri phản ánh việc đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá là khó khả thi, đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng và đảm bảo tính khả thi khi đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ, hiệu quả để điều tiết thị trường thực phẩm thiết yếu.

ĐBQH Thanh Lam
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân

Quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang) cho rằng, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực

Đánh giá cao trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tham mưu cho Chính phủ có nhiều chính sách và giải pháp trong tái cơ cấu lĩnh vực ngành nông nghiệp trong thời gian qua.

Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khí hậu, dịch Covid-19 và những xung đột giữa các nước đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn nhưng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn đạt khá.

Đại biểu cho biết, mặc dù vậy, cử tri và nhân dân vẫn rất lo ngại và luôn trăn trở về tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng giá cả thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao.

Trong khi đó một số loại nông sản, hàng hóa của nông dân sản xuất ra không tiêu thụ, bán giá thành rất thấp hoặc lỗ, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất người nông dân.

Vấn đề này được cử tri đề nghị nhiều lần nhưng thực tế hàng giả không giảm, hàng kém chất lượng vẫn còn trôi nổi trên thị trường. Đại biểu đề nghị cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu hơn và có chính sách hỗ trợ cho người nông dân nhằm giảm gánh nặng đời sống cho họ.

Cần quan tâm đến những quy định mới về phòng cháy, chữa cháy

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) đề nghị chính phủ quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy và quy chuẩn liên quan đến vấn đề này.

Qua nghiên cứu, đề nghị Chính phủ quan tâm đến những quy định mới về phòng cháy, chữa cháy nên rất khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện. Điều này phát sinh thêm kinh phí, vật liệu nên có thể nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Như Ý, quy định mới về phòng cháy, chữa cháy cần tính toán để không phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần quy định ngành nghề nào phải có quy định chặt chẽ về phòng cháy, chữa cháy...

Một là, cần xem xét thời gian áp dụng quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy mới cho phù hợp, có lộ trình, từng bước để xã hội thích ứng. Không nên quy định áp dụng ngay khi các điều kiện chưa được sẵn sàng.

Hai là, khi điều chỉnh quy định cần tính đến tính khả thi, chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp. Nếu đặt ra quy định cao quá mức, đôi khi chi phí tuân thủ còn lớn hơn lợi ích thu được từ việc giảm cháy nổ.

Ba là, cần phải có các quy định chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày quy chuẩn mới có hiệu lực thi hành chỉ phải chịu ràng buộc theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bốn là, cần phân loại ngành nghề để áp dụng quy chuẩn ngành nghề nào nguy cơ cháy cao thì phải quy định đầu tư phòng cháy, chữa cháy thật tốt; ngành nghề nào khó cháy, thậm chí là không thể tránh thì không nên bắt buộc đầu tư quá nhiều cho chi phí phòng cháy, chữa cháy.

Năm là, phần lớn kết luận nguyên nhân gây ra cháy, nổ là do chập điện. Do vậy, kiến nghị cần sớm xây dựng, ban hành quy chuẩn an toàn thiết kế và thiết lập hệ thống điện trong dân dụng và điện công nghiệp.

Sáu là, để cập nhật kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và tuyên truyền trong phạm vi rộng khắp với nội dung thực tiễn trong khu dân cư về phòng cháy, chữa cháy, kiến nghị cần xã hội hóa công tác huấn luyện, đồng thời phối hợp với Đài Truyền hình địa phương xây dựng, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về an toàn cháy nổ và được phát sóng thường xuyên để phổ biến kiến thức phòng cháy, chữa cháy đến mọi người, mọi nhà.

Cuối cùng, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý mong những vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy tiếp tục được Chính phủ quan tâm giải quyết kịp thời, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội nước nhà.

ĐBQH Phan Thai Binh
Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.

Xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) góp ý về vấn đề thiếu thuốc và vật tư y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế đã giải trình trong phiên thảo luận chiều qua nhưng đây vẫn là vấn đề lo lắng của nhiều bác sỹ.

Đại biểu nêu rõ, hiện các bệnh viện công đều đang thiếu thuốc, vật tư y tế. Người bệnh thuộc diện BHYT phải mua thuốc bên ngoài, trong khi đó pháp luật hiện hành chưa có quy định hoàn trả lại số tiền thuốc mà bệnh nhân phải tự chi trả để mua thuốc BHYT ở bên ngoài.

Bệnh cạnh đó, việc thiếu thuốc, vật tư y tế nên không thể thực hiện các ca phẫu thuật thông thường, gây áp lực, quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Đại biểu Phan Thái Bình chỉ rõ, vấn đề đấu thầu thuốc và vật tư y tế cũng gặp nhiều khó khăn. Một số trang thiết bị y tế hiện đại phải rất nhiều thời gian mới sửa chữa xong, nguyên nhân chính là do thủ tục phức tạp, rườm rà.

Từ những thực trạng nêu trên, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần tiếp tục tập trung quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai các giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế trong các bệnh viện. Công tác ddấu thầu thuốc thì nên giao cho các công ty tư vấn độc lập để ngành y tế chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Đồng thời, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị cần có quy định về việc thanh toán lại những chi phí cho người có BHYT khi không có thuốc BHYT mà phải mua bên ngoài.

Đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn rõ ràng, kịp thời về công tác đấu thầu về vật tư y tế, hóa chất khi đã bãi bỏ Thông tư số 14 ngày 10/7/2020, đặc biệt với những trang thiết bị độc quyền, đặc thù của ngành y tế.

Nóng về bình ổn giá, hỗ trợ nông dân, phòng chữa cháy
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận sáng 1/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau 1,5 ngày họp tại hội trường, đã có 75 đại biểu Quốc hội phát biểu, 13 đại biểu tranh luận, 6 Bộ trưởng, trưởng ngành đã giải trình.

Không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận sáng 1/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau 1,5 ngày họp tại hội trường, đã có 75 đại biểu Quốc hội phát biểu, có 13 đại biểu tham gia tranh luận, 6 Bộ trưởng, trưởng ngành đã giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện, sâu sắc về các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước và các vấn đề cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn đảng, toàn quân, toàn dân, của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ, các ngành các cấp và ghi nhận đóng góp to lớn của cả dân tộc, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế để vượt qua những khó khăn, thách thức năm 2022, kinh tế nước ta đạt kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung nêu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về kinh tế - xã hội, Ngân sách nhà nước năm 2022, các tháng đầu năm 2023 và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề nghị triển khai các giải pháp miễn giảm, gia hạn thuế phí, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; các giải pháp để giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa, cân đối về điện, than, xăng dầu.

Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ để đưa các nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội, NSNN và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank vào Nghị quyết chung của kỳ họp gửi đại biểu cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Chỉ quy định giá trần sách giáo khoa để đảm bảo quyền lợi học sinh

Chỉ quy định giá trần sách giáo khoa để đảm bảo quyền lợi học sinh

Theo ý kiến của Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng ...

Kỳ họp Quốc hội thứ 5: Kéo dài thời gian giảm thuế, quy định giá trần sách giáo khoa

Kỳ họp Quốc hội thứ 5: Kéo dài thời gian giảm thuế, quy định giá trần sách giáo khoa

Ngày 24/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe ...

Lịch làm việc của Quốc hội tuần tới, từ ngày 29/5- 2/6

Lịch làm việc của Quốc hội tuần tới, từ ngày 29/5- 2/6

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 5 (từ 29/5- 2/6), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương ...

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV: Đẩy nhanh dự án 1 triệu nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV: Đẩy nhanh dự án 1 triệu nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động

Chiều 31/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV tiếp tục ...

Quốc hội hôm nay (1/6), nghị trường tiếp tục nóng với các thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2022-2023

Quốc hội hôm nay (1/6), nghị trường tiếp tục nóng với các thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2022-2023

Hôm nay (1/6), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ...