Con cháu của ông bên đường phố mang tên ông. |
Có lẽ: Ông là người kiêm “nhiều nhà“ nhất: Nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà báo… mảng nào ông cũng rất nổi tiếng. Đặc biệt hơn, ông còn gây được sự chú ý cho đối phương cũng như những phóng viên và kiều bào ta những năm ông làm Trưởng đoàn VNDCCH khi đàm phán ở hội nghị Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam (1968-1973). Đó là: Nụ cười Xuân Thủy tự tin vào chiến thắng của dân tộc – Xuân Thủy còn “đánh giặc”… bằng thơ!
Nụ cười Xuân Thủy. |
Xuân Thủy là tên gọi chính thức.
Nguyễn Trọng Nhâm là tên gọi trước khi hoạt động Cách mạng. Bút danh trên báo và trong văn thơ là Xuân Thủy, Chu Lang, Ngô Tất Thắng, Văn Thu, Ngô Xuân Đan… Bí danh khi hoạt động cách mạng bí mật lúc là Dương, lúc là Đan.
Xuân Thủy - người quàng khăn ngồi giữa khi làm báo Cứu quốc trên Việt Bắc. |
Xuân Thủy với Bác Hồ. |
Sinh ngày 2-9-1912 tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mất ngày 18-6-1985 tại số nhà 36, phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Xuân Thủy vào thăm đồng bào và chiến sĩ khu 4 - 1970. |
Xuân Thủy ở kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. |
Năm 1938 bị đế quốc Pháp bắt ở Phúc Yên, rồi bị đưa về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội. Năm 1939 lại bị đế quốc Pháp bắt ở Hà Đông, bị đưa về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội rồi đưa đi nhà tù Sơn La. Hết hạn tù, ông không được thả mà bị đưa đi tiếp tục giam ở Bắc Mê (Hà Giang). Do tổ chức vượt ngục, nên lại bị đưa về giam ở nhà tù Sơn La.
Xuân Thủy với đời thường. |
Năm 1944 ra tù, Xuân Thủy tiếp tục lên đường hoạt động Cách mạng bí mật. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Xuân Thủy là chủ bút tờ Cứu Quốc, sau làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng… Hơn nửa thế kỷ hoạt động Cách mạng, Xuân Thủy đã giữ nhiều trọng trách trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên tất cả các lĩnh vực, Xuân Thủy đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có những cống hiến to lớn.
Con cháu của ông bên đường phố mang tên ông. |
Theo anhbaochi.org