Chung tay cải thiện sinh kế nơi miền biên viễn:

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Lê An
Đời sống kinh tế-xã hội của Xín Mần và Hoàng Su Phì, những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang đang dần đổi thay nhờ sự nhạy bén, năng động và tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số” do tổ chức Plan International Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Plan Nhật Bản tài trợ, được triển khai tại 8 xã: Tân Tiến, Pố Lồ, Bản Luốc, Chiến Phố, Tụ Nhân (huyện Hoàng Su Phì) và Nàn Ma, Tả Nhìu, Nấm Dẩn (huyện Xín Mần) tỉnh Hà Giang từ năm 2021.

Tin liên quan
Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Dự án thông qua cung cấp các khóa đào tạo liên quan về nông nghiệp, chăn nuôi và khởi nghiệp nhằm trang bị cho thanh niên các kỹ năng và kiến thức giúp họ tăng thu nhập, chủ yếu là những thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ gia đình có người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ...

Những mô hình làm kinh tế hiệu quả

Tại xã Nàn Ma (huyện Xín Mần, Hà Giang), cuộc sống của gia đình chị Cháng Thị Ngọc, 30 tuổi, dân tộc Nùng đã dần cải thiện nhờ sự quyết tâm tìm hướng thoát nghèo.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang
Chị Cháng Thị Ngọc chia sẻ với cán bộ dự án về tình hình nuôi dê của gia đình. (Ảnh: Lê An)

Trước đây, hai vợ chồng chị Ngọc từng đến các thành phố lớn để làm phụ hồ. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị không có việc làm, phải trở về quê và rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Đăng ký tham gia dự án "Tăng cường trao quyền phát triển sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số" từ tháng 8/2022, chị Ngọc được tặng 1 con dê giống. Sau đó chị quyết định bán các vật dụng trong nhà để mua thêm 2 con dê và nhân giống thành công.

Tới nay, đàn dê của chị Ngọc sắp sang lứa thứ ba, nâng tổng số dê lên 9 con. Chị cho biết giá thành mỗi con dê bán được khoảng 3 triệu đồng, mang lại hy vọng cải thiện cuộc sống cho gia đình trong thời gian tới.

Chị Ngọc chia sẻ, chi phí nuôi dê không phải bỏ vốn mua thức ăn vì được thả ăn cỏ tự nhiên, dê cũng ít bệnh nên hầu như không mất tiền mua thuốc chữa. Bên cạnh đó, chị vẫn theo truyền thống trồng lúa nước, nuôi và nhân giống thêm lợn đen để tăng thêm thu nhập.

Tương tự, chị Cháng Thị Chẳm 30 tuổi, người dân tộc Nùng ở xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần, cũng đã cố gắng thoát nghèo bằng việc làm giò lụa từ thịt lợn đen vùng cao.

Chị Chẳm cho biết, kể từ khi tham gia dự án phát triển sinh kế cho thanh niên trong huyện, chị đã được tập huấn, hỗ trợ cách chế biến, hỗ trợ máy móc, thiết bị làm ra thành phẩm giò mang thương hiệu địa phương.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, chị dần đưa sản phẩm giò lụa lợn đen trở thành nguồn thu nhập cho gia đình.

Ngoài việc làm giò, chị Chẳm còn tham gia mô hình trồng rau xanh tại vườn, từng bước áp dụng phương pháp hữu cơ mang lại thực phẩm sạch, cải thiện đời sống cho gia đình.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang
Chị Cháng Thị Chẳm giới thiệu về sản phẩm giò làm từ thịt lợn đen của gia đình. (Ảnh: Lê An)

Vui mừng trước những thành quả lao động của mình, chị cho biết gần đây chị đã tham gia mạng xã hội giới thiệu các sản phẩm “của nhà làm” nhằm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu cho nhiều người biết đến hơn.

Không chỉ ở huyện Xín Mận, tại xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, sau khi học hết THPT, cô gái trẻ Nùng Thị Đơn, sinh năm 2002, người dân tộc Nùng đã đi học nghề làm tóc ở Hà Nội theo dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số” của tổ chức Plan International Việt Nam.

Ngoài phát triển nghề nghiệp tại địa phương, Đơn còn tích cực chia sẻ định hướng nghề nghiệp tương lai cũng như việc phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho các em học sinh, góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đẩy lùi cái nghèo và xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.

Với phương châm khởi nghiệp ngay từ chính những thứ giản đơn, thân thuộc, mô hình "Chổi quét 3S" đã ra đời từ những nỗ lực của chị em phụ nữ tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) cùng các hội viên, phụ nữ..

Từ nguồn vốn hỗ trợ từ dự án, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hoàng Su Phì và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Tiến đã tập hợp 20 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, nghiên cứu và quyết định lựa chọn làm sản phẩm chổi quét từ rơm nếp để khởi nghiệp.

Mô hình được triển khai tại xã Tân Tiến với tên gọi Cơ sở sản xuất các loại chổi quét 3S – lấy ý tưởng từ cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không 3 sạch" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, sản phẩm các chị làm ra phù hợp với tiêu chí 3 sạch.

Chị Nông Thị Bộ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân tiến cho biết để thực hiện mô hình này, Hội đã đến vận động từng hộ gia đình hội viên, phân tích và thuyết phục các chị tham gia tổ hợp tác.

Cho đến nay cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động, các chị em đã có tay nghề thành thạo, được hướng dẫn, quảng bá và bán hàng trên các trang mạng điện tử.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang
Cơ sở sản xuất chổi 3S của chị em phụ nữ xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì. (Ảnh: Lê An)

Hiện sản phẩm chổi 3S đã bước đầu tiếp cận được thị trường trong tỉnh và một số tỉnh thành khác như TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội.., nhưng vẫn còn khó khăn về tiếp cận thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Thời gian tới, chị em ở đây sẽ hướng đến việc sản xuất thêm các loại chổi nghệ thuật, trang trí, nhằm nâng giá thành sản phẩm, hướng đến đối tượng tiêu dùng là khách du lịch, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Sự đồng hành của tổ chức và địa phương

Xín Mần và Hoàng Su Phì đều là hai huyện nghèo vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Giang, có địa hình khá phức tạp, độ dốc lớn, giao thông đi lại rất khó khăn.

Bà Vũ Thị Hoà, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Trưởng ban điều hành dự án Plan huyện Xín Mần cho biết điều kiện kinh tế huyện còn rất nhiều khó khăn, số hộ nghèo đa chiều vẫn chiếm tỷ lê cao, tới 58,82 %, (trong đó hộ nghèo chiếm 44,91%; hộ cận nghèo chiếm 13,91%) thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/người/năm (theo số liệu năm 2023).

Theo bà Vũ Thị Hoà, được sự quan tâm, hỗ trợ của Tổ chức Plan triển khai các hoạt động, dự án mang lại hiệu quả cao, nhất là các dự án hỗ trợ giáo dục và trẻ em, thanh niên khởi nghiệp…

UBND huyện đã chỉ đạo các ngành phối hợp triển khai các dự án theo đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra. Huyện thực hiện đầy đủ các cam kết với nhà tài trợ đặc biệt là cam kết về bố trí thực hiện các nguồn vốn đối ứng của huyện, với quan điểm phối hợp quản lý chặt chẽ dự án và sử dụng nguồn vốn đầu tư của Plan đạt hiệu quả.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang
Cô gái trẻ Nùng Thị Đơn ở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì chia sẻ kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp tương lai cũng như việc phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho các em học sinh. (Ảnh: Lê An)

Tại Hoàng Su Phì, ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban điều hành dự án Plan tại địa phương cho rằng, sau 3 năm triển khai thực hiện dự án đã đạt được những kết quả hơn mong đợi, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức cho các đối tượng thanh niên dân tộc thiểu số, thực hiện được bình đẳng giới trong xã hội.

Trong thời gian tới, UBND huyện Hoàng Su Phì sẽ có những lồng ghép thực hiện phát triển kinh tế trong thanh niên dân tộc thiểu số với chương trình mục tiêu Quốc gia để dự án phát triển hơn nữa.

Ông cũng đề nghị tổ chức Plan tiếp tục có những dự án hỗ trợ thêm cho huyện trong vấn đề khởi nghiệp ở thanh niên; tổ chức phối hợp mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề phù hợp thị trường, đảm bảo nhu cầu mà những thanh niên đang cần, từ đó nâng cao tư duy, nhận thức, tạo điểm nhấn để các thanh niên cùng nhau học tập.

Có thể thấy, hiệu quả của Dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số” đã giúp cho người dân hưởng lợi từ việc nâng cao kiến thức, thay đổi kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, quản lý tài chính, bình đẳng giới, môi trường và đặc biệt nâng cao thu nhập cho các thanh niên tham gia dự án.

Chia sẻ về những kết quả của Dự án sau ba năm, ông Dương Văn Tuy - Giám đốc vùng Hà Giang, tổ chức Plan International tại Việt Nam cho biết Dự án đã tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn về sinh kế, kỹ năng xanh, kỹ năng marketing, kỹ năng tài chính kế toán, bình đẳng giới, vận hành câu lạc bộ thanh niên, lớp chế biến thực phẩm...

Bên cạnh đó, Dự án còn chú trọng tổ chức các cuộc đối thoại giữa thanh niên với chính quyền địa phương; tổ chức các buổi chia sẻ cấp thôn, xã về thúc đẩy bình đẳng giới; đã có một số mô hình chế biến thực phẩm được lồng ghép vào chính sách phát triển kinh tế địa phương…

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số tại Trung tâm học tập cộng đồng tại xã Nàn Ma, huyện Xín Mần. (Ảnh: Lê An)

Anh Kiều Minh Thắng - cán bộ của tổ chức Plan International Việt Nam, phụ trách Dự án thanh niên khởi nghiệp tại huyện Xín Mần cũng nhấn mạnh đến vai trò của những Trung tâm học tập cộng đồng đang được xây dựng trên vùng cao ở Hà Giang.

Tại xã Nàn Ma, trung tâm học tập này dù mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2024 nhưng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với bà con địa phương. Đặc biệt là các thanh thiếu niên trong xã thường xuyên đến tìm đọc các loại sách hướng dẫn kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, những kiến thức về giới, hôn nhân gia đình; học cách sử dụng máy tính, công nghệ thông tin, mạng xã hội để quảng bá, bán sản phẩm đặc sản địa phương trên mạng Internet.


Bài 2: Phụ nữ vùng cao Hà Giang cùng "dệt ước mơ" xóa đói giảm nghèo

Xem nhiều

Đọc thêm

Trung Quốc tìm ra cách chỉnh sửa gene giúp cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Trung Quốc tìm ra cách chỉnh sửa gene giúp cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tìm ra một phương pháp mới giúp tăng đáng kể năng suất cây trồng trong bối cảnh ...
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ ...
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đưa Fed vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách ...
Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Nhà sản xuất DRAM tiên tiến nhất Trung Quốc đang lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường chip DDR5 với khối lượng sản xuất lớn và giá thành cạnh tranh.
Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Ngành nông nghiệp Thái Lan dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động