NATO khẳng định không gửi quân đến Ukraine. (Nguồn: NATO) |
Hồi cuối tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, không loại trừ khả năng điều bộ binh của NATO tới Ukraine, dấy lên làn sóng phản đối từ các quan chức cấp cao của các nước thành viên NATO, bao gồm Anh, Cộng hòa Czech, Phần Lan và Thụy Điển, thậm chí cả Mỹ.
Tin liên quan |
Cuộc gặp 'tay ba' phản ánh sức mạnh của quan hệ Mỹ-Ba Lan |
Hôm 8/3, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski ủng hộ ông Macron khi nói rằng, sự hiện diện của NATO ở Ukraine “không phải là không thể tưởng tượng được” và cho biết đã có quân nhân của các nước thành viên liên minh quân sự này ở quốc gia Đông Âu.
Ngày 12/3, hãng tin RT dẫn phát biểu của Bộ trưởng Slovakia Robert Kalinak với phóng viên hãng tin Ta3 rằng, các chính trị gia ở phương Tây đang lợi dụng xung đột và đau khổ ở Ukraine để phục vụ mục đích riêng của họ.
Ông cảnh báo, việc đưa binh sĩ của liên minh tới Ukraine sẽ “làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra xung đột toàn cầu”, nói thêm rằng, những người “nghiêm túc ủng hộ Kiev" nên kêu gọi “người dân khỏe mạnh” của quốc gia Đông Âu đang chìm trong xung đột này về nước.
Kêu gọi một lối thoát phi bạo lực" và đã đến lúc "phải tìm kiếm các giải pháp hòa bình”, theo Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia, "chỉ có bằng cách chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch, chúng ta mới có thể ngăn chặn đổ máu thêm và khôi phục chủ quyền của Ukraine”.
Người đứng đầu Quốc hội Slovakia Peter Pellegrini bày tỏ quan điểm tương tự trong chuyến thăm nước láng giềng Hungary, tuyên bố rằng Bratislava sẽ không cử một binh sĩ nào tới Ukraine.
Trong khi đó, ngày 11/3, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gián tiếp bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Pháp về việc không loại trừ triển khai quân đội tới Ukraine.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Stoltenberg nhấn mạnh: “NATO không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine, không tham gia cuộc xung đột và các đồng minh NATO cũng vậy”.
Theo ông, ngay cả khi các quốc gia NATO riêng lẻ gửi quân tới Ukraine, điều đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ liên minh vì các thành viên của liên minh này bị hiệp ước phòng thủ tập thể ràng buộc.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Macron có phạm sai lầm khi đề cập "sự mơ hồ chiến lược" về khả năng triển khai quân đội phương Tây tới Ukraine hay không, ông Stoltenberg đáp: "Điều mấu chốt là chúng ta phải tham vấn và có cách tiếp cận chung đối với những chủ đề quan trọng này bởi vì chúng quan trọng đối với tất cả".
| Tin thế giới 11/3: Hé lộ bom tấn địa ngục giúp Nga chiếm ưu thế, ông Trump sẽ không 'đổ một xu' vào Ukraine nếu đắc cử; Haiti 'nóng rẫy' Xung quanh tin có lính NATO ở Ukraine, hé lộ vũ khí "khủng" của Nga, Moscow trước thềm bầu cử Tổng thống, khủng hoảng Haiti, ... |
| Ukraine gay gắt sau căng thẳng với Tòa thánh, tuyên bố rõ ràng liên quan phát ngôn điều quân của Tổng thống Pháp Giữa lúc tình hình trên thực địa của quân đội Ukraine "tốt hơn nhiều", Kiev lại đang vướng căng thẳng với Tòa thánh sau lời ... |
| Bầu cử Nga: 'Cán cân' ủng hộ nghiêng hẳn về Tổng thống Putin, Latvia lên kế hoạch hành động ở thủ đô Riga Theo kết quả thăm dò bầu cử của Trung tâm Nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM), đương kim Tổng thống Vladimir Putin có thể ... |
| Thủ tướng Hungary hối thúc xây dựng quân đội châu Âu, hé lộ kế hoạch của ông Donald Trump về xung đột Ukraine Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, các nước châu Âu cần phải dành kinh phí để phát triển quân đội và vũ khí vì ... |
| Điểm tin thế giới sáng 12/3: Quan hệ Mỹ-Philippines rất vững chắc, Thụy Điển 'về nhà' NATO, Nga mở tổng lãnh sự quán tại Maldives Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/3. |