TIN LIÊN QUAN | |
Quốc hội Anh thông qua đề xuất bầu cử sớm | |
Bầu cử sớm ở Anh không ảnh hưởng đến kế hoạch Brexit |
Giải thích cho quyết định này, bà Theresa May cho biết đây là một trong những yêu cầu cần thiết để quá trình đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, diễn ra thành công: “Với niềm tin mạnh mẽ, tôi khẳng định đó là điều cần thiết để đảm bảo sự ổn định đất nước, giúp chúng ta vượt qua Brexit và hơn thế nữa”.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu về đề xuất tổ chức bầu cử sớm, ngày 18/4. (Nguồn: Reuters) |
Đáng chú ý, bà May từng nhiều lần tuyên bố sẽ không tổ chức tổng tuyển cử trước khi Quốc hội đương nhiệm hết nhiệm kỳ vào năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh Quốc hội Anh đang bị chia rẽ nặng nề khi bắt đầu bước vào đàm phán Brexit với EU, cuộc bầu cử sớm sẽ khiến Công đảng, Thượng viện và đảng Dân tộc Scotland ngừng những hành động cản trở tiến trình Brexit, “gây ra tình trạng mất ổn định và bấp bênh” với nước Anh.
Tờ New York Times nhận định việc Thủ tướng May kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử sớm sẽ tạo điều kiện để đảng của bà có thể giành được nhiều ghế hơn, thay vì chỉ vừa đủ như hiện tại. Khi bà May kiểm soát được Quốc hội một cách tốt hơn, quá trình Brexit mới có thể diễn ra êm đẹp.
Bên cạnh đó, Giáo sư lịch sử chính trị tại Đại học Nottingham (Anh) Steven Fielding cho rằng: “Quyết định này của Thủ tướng Anh nhằm cải thiện hình ảnh của bà như là một người đặt lợi ích quốc gia lên trước cả phe phái của mình”.
Có thể nói, động thái của bà May tiềm ẩn những rủi ro chính trị không nhỏ, khi chỉ cần một bước đi sai lầm trong chiến dịch tranh cử cũng có thể khiến Công đảng lật ngược thế cờ, và đảng Bảo thủ mất quyền kiểm soát Quốc hội. Tuy nhiên, dường như bà May đã tính toán các rủi ro và quyết tâm đánh cược sự nghiệp chính trị để giành lấy sự ổn định cho quá trình Brexit.
GS. Martin Smith, Trưởng khoa Chính trị học (Đại học York – Anh), bình luận với Xinhua: “Tỷ lệ ủng hộ dành cho Công đảng hiện khá thấp, đảng Bảo thủ có cơ hội giành chiến thắng vang dội”. Tuy nhiên, ông Smith cảnh báo đảng của bà May phải cân nhắc ảnh hưởng của cuộc bầu cử đến Scotland và khả năng quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh này tiến hành cuộc trưng cầu ý dân thứ hai để đòi độc lập. Bản thân bà May cũng sẽ phải bước vào các cuộc đàm phán căng thẳng với EU về vấn đề Brexit.
Với những lý do kể trên, giới phân tích cho rằng bà May không có gì để mất khi kêu gọi bầu cử sớm. Dù vậy, trong bối cảnh đề xuất này trước tiên phải vượt qua cuộc bỏ phiếu chấp thuận ở Hạ viện cũng như hàng loạt khó khăn phía trước, đây rõ ràng là nước cờ đầy táo bạo của Thủ tướng Anh.
Thủ tướng Anh kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn Ngày 18/4, bà Theresa May đã kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 8/6, trong bối cảnh Anh chuẩn bị ... |
Vấn đề Brexit: Tranh cãi về sinh viên quốc tế tới Anh Thủ tướng Anh Theresa May đang đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ chính các hạ nghị sĩ đảng Bảo thủ, yêu cầu tách ... |
Brexit hâm nóng tranh chấp Gibraltar Ngày 29/3, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố trước Quốc hội chính thức khởi động Điều 50 Hiệp ước Lisbon, bắt đầu quá trình ... |