Nước sông Hồng dâng cao, ảnh hưởng đến tài sản và đời sống người dân khu vực chân cầu Chương Dương, Hà Nội. (Ảnh: Thiện Tâm) |
Cụ thể, hồi 15h ngày 9/9 mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Hà Nội ghi nhận ở mức 7,04m; tăng 2,79m so với hôm trước. Lưu tốc dòng chảy lớn do chịu ảnh hưởng của lũ trên các sông và điều tiết của các hồ chứa thượng lưu.
Tới 19h ngày 9/9, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước sông Hồng tiếp tục dâng cao, đạt mức 7,56m, dưới báo động 1 là 1,94m.
Bản tin tiếp theo của Trung tâm phát đi lúc hơn 3h sáng 10/9 cho thấy, mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 8,26m, dưới mức báo động 1 là 1,24m. Dự báo tới 19h cùng ngày, mực nước tại đây có thể đạt tới 9,6m, vượt báo động 1 0,1m.
Bản tin phát đi hồi 5h tiếp tục cảnh báo: Hà Nội hiện có một số khu nguy cơ ngập, bao gồm: Bãi giữa, ven sông Hồng thuộc các quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm và Gia Lâm.
Từ đêm 9/9, nước sông đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ tại quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ như như tại các phố Chương Dương Độ, Tứ Liên, Âu Cơ... Cùng thời điểm, trận mưa lớn kéo dài cũng khiến nhiều quận, huyện khác của Thủ đô rơi vào cảnh ngập úng cục bộ.
Theo báo cáo mới của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, tính tới 6h sáng nay (9/9), lượng mưa đo được cao nhất tại quận Hoàng Mai (330mm). Các quận nội thành khác đều có mức dao động từ 100-180mm. Mực nước trên các hồ điều hòa cũng ở mức rất cao.
Để bảo đảm công tác phòng, chống úng ngập, đơn vị này đã vận hành cửa phai của các hồ điều hòa như Đống Đa, Bảy Mẫu, Đầm Chuối… và các trạm bơm đầu mối Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… để hạ mực nước trên hệ thống.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục địa tăng cường, từ sáng sớm 9/9 đến sáng 12/9 TP. Hà Nội có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to và giông.
Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 250mm, cụ thể, các quận, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh: 100-200mm, có nơi trên 300mm.
Thị xã Sơn Tây và các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên: 80-150mm, có nơi trên 250mm.
Thủ đô Hà Nội là 1 trong 8 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông:
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội, Ninh Bình. (Nguồn: TTXVN) |
| Thông tin chính thức về vụ sập cầu Phong Châu, biện pháp lâu dài bảo đảm an toàn giao thông Tối 9/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ có văn bản báo cáo chính thức về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu trên ... |
| Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô ủng hộ các địa phương thiệt hại do bão số 3 Tối 9/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội ra lời kêu gọi “nhân dân Thủ đô tham gia ủng ... |
| Hạ Long phát động chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3 Dù đã chủ động hàng loạt các giải pháp ứng phó, TP. Hạ Long vẫn là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng ... |
| Nghệ sĩ Việt chung tay ủng hộ đồng bào ảnh hưởng thiên tai bởi cơn bão số 3 Siêu mẫu Thanh Hằng, diễn viên Việt Hương, vợ chồng đạo diễn Lý Hải - Minh Hà... đóng góp hàng trăm triệu đồng để san ... |
| Hà Nội: Cấm nhiều xe khách, xe tải qua cầu Chương Dương; hỗ trợ khẩn cấp các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3 Hà Nội triển khai việc hỗ trợ khẩn cấp đối các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3; Sở GTVT Hà Nội ... |