Ô tô điện: Cuộc đua khốc liệt Mỹ - Trung

Duy Quang
Ô tô điện được coi là tâm điểm của năm 2020 với sự tăng trưởng vượt trội của Tesla tại Mỹ. Năm 2021, Trung Quốc muốn thâm nhập và thậm chí là thống trị thị trường này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc có thể dễ dàng vượt Mỹ tại thị trường ô tô điện trong vài năm tới. (Nguồn: Bloomberg)
Trung Quốc có thể dễ dàng vượt Mỹ tại thị trường ô tô điện trong vài năm tới. (Nguồn: Bloomberg)

Ô tô đang ngày càng được thế giới đón nhận nồng nhiệt hơn và đang trở thành một xu thế mới trong thị trường ô tô toàn cầu.

Năm 2020, doanh số ôtô chạy điện ở châu Âu tăng 137% đạt 1,4 triệu xe, so với mức tăng 12% đạt 1,3 triệu xe ở Trung Quốc.

Tại Mỹ, doanh số ôtô điện trong năm ngoái tăng 4%, đạt 328.000 xe, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu EV-Volumes.com.

Xu hướng người dùng chuyển sang ô tô điện được dự báo sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước, do các chính phủ trên thế giới tiếp tục đưa ra các gói hỗ trợ người dân mua ô tô điện chỉ vì một lý do đơn giản, nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải nhà kính nhằm bảo vệ môi trường. Không có trợ cấp, giá ô tô điện đắt hơn đáng kể so với những mẫu xe tương đương chạy bằng động cơ đốt trong.

Theo nghiên cứu năm 2017 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Đại học Georgetown, đến năm 2040, 90% phương tiện tại các quốc gia giàu có như Mỹ, Canada và châu Âu sẽ chạy bằng điện. Chính vì vậy, ngành công nghiệp ôtô thế giới đang tăng tốc và đổ dồn sang thị trường béo bở này, tạo nên một cuộc đua gay cấn. Và ở trung tâm của cuộc đua đó chính là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ và Trung Quốc.

Tesla - con bài chủ lực của Mỹ

Tesla Inc, công ty xe điện của tỷ phú Elon Musk, được coi là “người tiên phong” trong việc thúc đẩy xe điện thông minh. Tesla đang ngày một phát triển mạnh mẽ và trở thành công ty sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều tên tuổi lớn có lịch sử lâu đời như Ford hay Daimler.

Năm 2004, Elon Musk xây dựng công ty sản xuất xe điện Tesla với mục đích cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới bằng cách đẩy nhanh sự hình thành của một thế giới chủ yếu sử dụng xe điện.

Trong năm 2020, Tesla đã chứng kiến sự thăng hoa của mình khi giao tổng cộng 499.550 chiếc ô tô điện tới tay khách hàng, doanh số đạt ngưỡng cao kỷ lục vào quý IV khi đạt 180.570 chiếc, theo Bloomberg.

Sự vượt trội của Tesla có thể được giải thích một phần nhờ vào sự khởi đầu tiên phong. Công ty có trụ sở ở California từ lâu đã đưa vào những công nghệ mới, trong khi các hãng khác chỉ cố gắng để bắt kịp, chẳng hạn như chức năng cập nhật phần mềm hoặc sửa lỗi qua mạng không dây, giúp chủ xe không cần đến đại lý.

Ngoài ra, các mẫu xe của Tesla thu hút người dùng ở việc có hiệu năng hoạt động vượt trội. Hầu hết những mẫu xe của Tesla đều có tầm di chuyển trên 400 km sau một lần sạc đầy.

Do đó, Tesla đang độc chiếm thị trường xe điện tại nhiều nơi, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, trong khi các hãng xe khác chỉ có thể ngán ngẩm đuổi theo mà không biết bao giờ có thể đuổi kịp.

Xu hướng người dùng chuyển sang ô tô điện được dự báo sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước, do các chính phủ trên thế giới tiếp tục đưa ra các gói hỗ trợ người dân mua ô tô điện chỉ vì một lý do đơn giản, nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải nhà kính nhằm bảo vệ môi trường.

Trung Quốc - thế lực đáng nể

Tuy thâm nhập thị trường muộn hơn, nhưng thị trường xe điện của Trung Quốc cũng đang có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2019, nước này tiêu thụ gần 1,2 triệu xe điện, đến năm 2020 là hơn 1,3 triệu chiếc, chỉ đứng sau thị trường châu Âu.

Trong khi đó, tại Mỹ, trong hai năm 2019 và 2020, doanh số xe điện vẫn loanh quanh ở mức hơn 310.000-330.000 chiếc/năm. Còn ở Nhật Bản, thủ phủ của các hãng xe hơi nổi tiếng, trong hai năm qua, số xe điện bán ra cũng chỉ đạt 30.000 đến 43.000 chiếc.

Với số dân 1,4 tỷ người, là thị trường cũng là nước sản xuất xe hàng đầu thế giới, Trung Quốc có thể sẽ dẫn đầu xe điện trong nay mai.

Việc hai nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới là Tesla và Volkswagen đầu tư hàng tỷ USD để lắp ráp và duy trì các chuỗi cung ứng xe điện tại Trung Quốc vô hình trung kích thích các startup xe điện tại nước này trở thành những “gã khổng lồ”.

Không những vậy, chính phủ Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh đầu tư (khoảng 60 tỷ USD) và hỗ trợ hết lòng vào các công ty sản xuất xe điện, theo CNBC. Ngoài ra, quốc gia tỷ dân cũng đã thúc đẩy một kế hoạch đầy tham vọng, đó là vào năm 2035, cả nước sẽ sử dụng ô tô điện hoặc xe hybrid.

Ngoài ra, Trung Quốc lôi kéo Tesla và Volkswagen sản xuất xe hơi tại thị trường này, đi kèm với cam kết chuyển giao, hợp tác với doanh nghiệp nội địa. Động thái này đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc và hình thành các tập đoàn xe hơi lớn của quốc gia này, với những cái tên tiêu biểu như SAIC, BYD, WM Motor, Li Auto, Xpeng Motors và Byton.

Những thương hiệu này đã cho ra đời các mẫu xe điện chất lượng và đang sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ đến từ Nhật, Hàn Quốc, thậm chí cả Tesla không chỉ tại thị trường nội địa, mà còn tại các thị trường lớn khác như Mỹ, châu Âu và châu Úc.

Một nền tảng quan trọng khác cho tham vọng về xe điện của Trung Quốc là lĩnh vực sản xuất pin xe đang phát triển nhanh chóng ở nước này. Hai công ty Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology (CATL) và BYD hiện chiếm khoảng hai phần ba thị trường pin xe điện toàn cầu, theo dữ liệu từ UBS. Toàn bộ sáu hãng sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới mà UBS liệt kê đều là các công ty châu Á, không có một cái tên Mỹ nào.

Trong bối cảnh đó, khi Mỹ chỉ có một cái tên nổi bật trong “làng” xe điện sẽ khiến việc cạnh tranh với một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều công ty đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, rất có thể Trung Quốc sẽ sớm giành vị thế thống trị ngành ô tô điện toàn cầu trong những năm tới, theo nhận định của CNBC.

TIN LIÊN QUAN
Xe điện Vinfast VF e34 đi được 300km mỗi lần sạc đầy, giá 690 triệu đồng
Nhật Bản trình làng pin thể rắn dung lượng cao, bước đột phá của ngành ô tô điện
Ô tô điện Tesla phát hiện 'ma' ở nghĩa trang, chủ xe dựng tóc gáy
Xuất khẩu ô tô điện của Hàn Quốc tăng mạnh
Apple 'tấn công' thị trường ô tô thông minh tự lái
Duy Quang (tổng hợp)

Đọc thêm

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
HLV Ruben Amorim nói gì sau trận MU thua đậm tại sân Old Trafford

HLV Ruben Amorim nói gì sau trận MU thua đậm tại sân Old Trafford

Sau trận thua bẽ bàng 0-3 Bournemouth, HLV Ruben Amorim cho rằng, MU sẽ còn phải chịu đựng thêm nhiều đau khổ nữa.
Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên ...
Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động