OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Telegraph) |
Trong báo cáo mới nhất, OECD vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 ở mức 3%, song lại hạ dự báo trong năm 2023 xuống còn 2,2%, giảm so với mức 2,8% trong dự báo hồi tháng 6.
Báo cáo của OECD cũng cho thấy, triển vọng tăng trưởng của gần như tất cả các quốc gia trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đều giảm, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Anh.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% vào năm 2023. Trong khi đó, OECD cũng giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay và năm 2023 lần lượt xuống còn 3,2% và 4,7%.
Đức là một trong những nước ở châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.
Tổ chức này dự báo, "đầu tàu" châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới khi tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ thu hẹp 0,7% - giảm 2,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Trong khi đó, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nói chung sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ít ỏi là 0,3%, giảm mạnh so với mức dự báo trước đó là 1,6%.
OECD cho biết, tăng trưởng toàn cầu bị đình trệ trong quý II/2022 và dữ liệu ở nhiều nền kinh tế "cho thấy một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài". Một số chỉ số thậm chí đã chuyển biến theo chiều hướng xấu đi, khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám.
Tổ chức này cũng lưu ý, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát khi chi phí sinh hoạt đã gia tăng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các đợt bùng phát dịch Covid-19 vẫn đang tác động đến nền kinh tế toàn cầu, trong khi tăng trưởng cũng bị ảnh hưởng do những đợt tăng lãi suất trong bối cảnh các ngân hàng trung ương nỗ lực kiềm chế lạm phát.
OECD nâng dự báo lạm phát của G20 lên 8,2% cho năm 2022 và 6,6% cho năm tới.
Cũng theo OECD, chính phủ các nước đã công bố các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với chi phí sinh hoạt tăng cao. Tuy nhiên, các biện pháp tài khóa để bù đắp chi phí năng lượng lại không phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất, một động thái cần thiết để kiềm chế lạm phát nhưng cũng có nguy cơ đẩy các nền kinh tế rơi vào suy thoái. OECD nhấn mạnh, việc thắt chặt tiền tệ là một "yếu tố chính khiến tăng trưởng toàn cầu giảm tốc".
| Kim cương Nga vào 'tầm ngắm' của EU, có gì trong gói trừng phạt thứ 8? 5 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) gồm Ba Lan, Ireland, Litva, Estonia và Latvia đã đề nghị EU ngừng nhập khẩu kim ... |
| Nga-EU: ‘Ván bài’ khí đốt phản tác dụng, châu Âu lao đao trong vòng xoáy kinh tế Một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong nhiều thập niên đang diễn ra trên khắp thế giới. Dường như cuộc khủng hoảng ... |
| Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi? Các doanh nghiệp và gia đình trên khắp châu Âu đang phải “chiến đấu” với giá năng lượng cao khi Nga kìm hãm nguồn cung ... |
| 'Trận đánh lớn' của Fed vào lạm phát có thể đẩy Mỹ đến cuộc suy thoái? Cuộc chiến chống giá cả leo thang của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tăng tốc vào hôm nay (21/9), khi ngân hàng trung ... |
| VEPR: Áp lực lạm phát vẫn hiện hữu song Việt Nam đang kiểm soát khá tốt tình hình Hiện tại, lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ ... |