Omicron phủ màu tro ảm đạm lên ngành du lịch Đông Nam Á

Minh Hợp
2022 được cho là năm mà ngành du lịch Đông Nam Á, vốn phải nhận hỗ trợ kể từ khi đại dịch bùng phát, bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã cản trở sự phục hồi này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Omicron phủ màu tro ảm đạm lên ngành du lịch Đông Nam Á
Du lịch Đông Nam Á vẫn chưa thể khởi sắc bởi những diễn biến phức tạp của biến thể Omicron.

Các bãi biển ở Thái Lan vào mùa cao điểm thường là lễ hội của những chiếc ô và gậy chụp ảnh selfie, dừa nước và những làn da cháy nắng. Tuy nhiên, vào năm nay, Koh Samui, hòn đảo nổi tiếng với du khách nước ngoài của Thái Lan, “giống như một nghĩa địa”, theo lời của ông Virach Pongchababnapa, một chủ khách sạn địa phương.

Ông Virach thở dài “chẳng có bóng dáng du khách, các khách sạn và nhà hàng đều đóng cửa, không một hoạt động”.

Thiệt hại nặng nề

Năm 2022 được cho là năm mà ngành du lịch Đông Nam Á, vốn phải nhận hỗ trợ kể từ khi đại dịch bùng phát, bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã cản trở sự phục hồi này. Vào cuối năm 2021, một số quốc gia vừa bắt đầu tiếp nhận khách du lịch lần đầu tiên sau gần hai năm, lại đóng cửa trở lại khi Omicron xuất hiện.

Tin liên quan
Tương lai du lịch Thái Lan Tương lai du lịch Thái Lan 'ảm đạm' vì biến thể Omicron

Trong tháng này, biên giới tại khu vực một lần nữa bắt đầu mở cửa trở lại, với một số nước cởi mở hơn các quốc gia khác.

Tại Thái Lan, du khách đã tiêm đầy đủ không còn phải cách ly kể từ ngày 1/2 và tại Philippines, từ ngày 10/2. Thái Lan kỳ vọng đón 300.000 du khách trong tháng này, so với mức trung bình 3 triệu khách/tháng trước đại dịch. Tuy nhiên, đây là sự khởi đầu.

Theo Hội đồng Thương mại và Du lịch Thế giới, nền kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào du lịch nhiều hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới trừ vùng Caribbean. Năm 2019, năm cuối cùng mà mọi người có thể tự do đi lại, du lịch đóng góp gần 12% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Đông Nam Á. Ngành du lịch chiếm khoảng 1/7 kinh tế Campuchia và sử dụng 20% lực lượng lao động của Thái Lan.

Những du khách bên ngoài khu vực là huyết mạch của ngành du lịch, với chi tiêu chiếm tới 50% tổng doanh số của ngành, mặc dù chỉ chiếm 33% lượng du khách và đôi khi chỉ 5% ở các quốc gia có du lịch nội địa phát triển mạnh.

Tuy nhiên, Covid-19 đã ngăn cản những du khách này. So với năm 2019, lượng khách quốc tế đến Đông Nam Á giảm 82% vào năm 2020, và giảm 98% vào năm 2021.

Những con số này sẽ được cải thiện phần nào trong năm nay. Khi Đông Nam Á mở cửa trở lại, người dân Mỹ và châu Âu sẽ lại đổ xô tới những bãi biển ở Bali, Indonesia và Phuket, Thái Lan.

Nhưng sự phục hồi sẽ chỉ là dự kiến. Hầu hết khách du lịch Đông Nam Á đến từ các quốc gia châu Á. Trung Quốc, nguồn du khách lớn nhất, chưa có dấu hiệu sẽ sớm cho phép công dân đi du lịch nước ngoài.

Sự thiếu vắng du khách đã gây thiệt hại cho nền kinh tế khu vực. Năm 2020, đóng góp của ngành du lịch cho GDP khu vực giảm hơn 50%. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế giảm 78%, mức giảm lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Tháng 5/2021, khi làn sóng Covid-19 tràn qua Campuchia, khoảng 47% doanh nghiệp vừa và nhỏ do tổ chức phi chính phủ Asia Foundation (Mỹ) hỗ trợ, đã phải đóng cửa. Theo Hội đồng Du lịch Thái Lan, 25% các công ty du lịch nước này đã đóng cửa vĩnh viễn kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Nhiều người Đông Nam Á mất việc. Năm 2020, 7 triệu trong tổng số 43 triệu việc làm trong ngành du lịch đã biến mất. Nhiều người bám trụ trong ngành phải giảm ca làm việc hoặc bị giảm lương. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, tại Philippines, số giờ làm đã giảm trung bình 38%.

Ông Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc du lịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết tác động của đại dịch đối với ngành là “thảm khốc”.

Khan hiếm lao động

Tuy nhiên, ngay cả khi số lượng khách quốc tế trở lại mức trước đại dịch, những khó khăn của các chủ khách sạn như ông Virach vẫn sẽ tiếp tục, thậm chí còn trầm trọng hơn. Tình trạng thiếu lao động đã và đang xảy ra ở các quốc gia Đông Nam Á có ngành du lịch nội địa phát triển mạnh hoặc bắt đầu mở cửa trở lại.

Ông Kongsak Khoopongsakorn thuộc Hiệp hội Khách sạn Thái Lan cho biết, các khách sạn ở Phuket đang gặp khó khăn trong việc thuê kỹ sư, thợ điện và đầu bếp.

Ngành nhà hàng của Singapore phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực từ 20-30%. Accor, nhà điều hành khách sạn lớn nhất tại Singapore, có nhiều vị trí tuyển dụng còn trống trong các bộ phận bếp, dọn phòng và an ninh.

Tháng 11/2021, Hiệp hội Khách sạn Malaysia cho biết, việc thiếu nhân lực đồng nghĩa các khách sạn không thể sẵn sàng đón khách khi đất nước mở cửa trở lại.

Các khách sạn và nhà hàng ở những nước này từ lâu đã phụ thuộc vào lao động nhập cư từ các nước láng giềng nghèo hơn, như Indonesia và Myanmar. Nhưng tình trạng thiếu việc làm, các quy định nhập cư chặt chẽ cùng sự thiếu an toàn khiến nhiều người phải trở về nhà trong thời gian đại dịch.

Omicron phủ màu tro ảm đạm lên ngành du lịch Đông Nam Á
Tình trạng thiếu lao động đã và đang xảy ra ở các quốc gia Đông Nam Á có ngành du lịch nội địa phát triển mạnh hoặc bắt đầu mở cửa trở lại. (Nguồn: VIR)

Lực lượng lao động nước ngoài của Singapore đã giảm 16% trong 18 tháng tính đến tháng 6/2021 trong khi con số này tại Malaysia giảm 800.000, so với 1,9 triệu vào năm 2018, một phần do giấy phép lao động của lao động nước ngoài hết hạn và không thể gia hạn.

Ít nhất 20% trong số 2,5 triệu lao động nước ngoài của Thái Lan đã rời khỏi nước này kể từ đại dịch. Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan cho biết, ngành du lịch và các doanh nghiệp liên quan cần 300.000 lao động nhập cư ngay lập tức.

Ngay cả tại những quốc gia mà hầu hết người lao động là dân địa phương, người sử dụng lao động cũng rất lo ngại. Nhiều người Campuchia ở vùng nông thôn đang chống chọi với đại dịch.

Việc quay trở lại các trung tâm du lịch tốn kém chi phí đi lại và ăn ở, những chi phí họ chỉ có thể gánh được nếu có việc làm ổn định. Song, các nhà tuyển dụng không thể cam kết sự ổn định cho người lao động.

Theo một nhà tư vấn về lao động ở Campuchia, chừng nào người lao động không được đảm bảo chắc chắn về công việc lâu dài, thì họ vẫn ngần ngại quay trở lại.

Vấn đề ở chỗ ngành du lịch Đông Nam Á không thể chắc chắn thời gian phục hồi. Một số người làm việc trong ngành chán nản và quyết định bỏ việc.

Theo Hiệp hội Thực phẩm, Đồ uống và Liên minh Công nhân Singapore, ngày càng có nhiều nhân lực trong ngành khách sạn chuyển sang làm việc trong các ngành khác có mức lương tốt hơn và đảm bảo công việc ổn định.

Một cuộc khảo sát do Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện vào tháng 6/2021 cho thấy, gần 25% “lao động có trình độ cao” trong ngành du lịch đã chuyển sang ngành khác.

Hậu quả là du khách không nhận được dịch vụ tiêu chuẩn mà họ kỳ vọng. Khách tại các khách sạn ở Singapore đã phàn nàn về việc phải xếp hàng để được xếp bàn ăn sáng.

Du khách đến Penang (Malaysia) phải mất hàng giờ để nhận phòng khách sạn. Các phàn nàn tràn ngập các trang web du lịch như TripAdvisor. Những thất vọng như vậy của du khách có thể sẽ tồn tại trong một thời gian.

Tuy nhiên, về lâu dài, những trải nghiệm này sẽ trở thành ngoại lệ, giống như thời kỳ trước đại dịch. Khi mọi người có thể dễ dàng di chuyển qua biên giới và Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, người lao động trong ngành du lịch sẽ quay trở lại bởi du lịch vẫn là ngành hấp dẫn người lao động Đông Nam Á, đặc biệt là những người đến từ các nước nghèo trong khu vực.

Các nước Đông Nam Á tái mở cửa du lịch, sẵn sàng đón khách quốc tế

Các nước Đông Nam Á tái mở cửa du lịch, sẵn sàng đón khách quốc tế

Một số quốc gia ở Đông Nam Á đang tiếp tục tái mở cửa hơn nữa cho du lịch quốc tế, thực hiện các kế ...

Dự đoán xu hướng du lịch mới năm 2022

Dự đoán xu hướng du lịch mới năm 2022

Năm 2022 mang tới nhiều kỳ vọng về xu hướng du lịch đối với những người ưa dịch chuyển khi hầu hết các quốc gia ...

(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/1/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/1/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 22/1. Lịch âm hôm nay 22/1/2025? Âm lịch hôm nay 22/1. Lịch vạn niên 22/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Morocco sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi

Morocco sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi

Chủ tịch Quốc hội khẳng định trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Morocco.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Lào

Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ công cuộc bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển ...
Tân Tổng thống Mỹ Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại

Tân Tổng thống Mỹ Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), động thái khiến cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ...
Đầm ấm chương trình Xuân Quê hương 2025 tại Thổ Nhĩ Kỳ

Đầm ấm chương trình Xuân Quê hương 2025 tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bà con kiều bào, bạn bè Thổ Nhĩ Kỳ cùng giao lưu, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị bản sắc dân tộc ngày Tết Việt ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam là mái nhà chung của người Việt tại Hy Lạp, luôn đồng hành và mong muốn cùng bà con vun đắp cho quan hệ hữu ...
Đài NHK (Nhật Bản) giới thiệu dịch vụ tiếng Việt tới đông đảo công chúng tại Việt Nam

Đài NHK (Nhật Bản) giới thiệu dịch vụ tiếng Việt tới đông đảo công chúng tại Việt Nam

Từ ngày 17-23/1, đài NHK tổ chức sự kiện 'Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan' tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội.
Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Việc xây dựng hồ sơ ghi danh Võ cổ truyền Bình Định vào di sản UNESCO sẽ mang lại niềm tự hào đi cùng với trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản...
Nhiều hoạt động đặc sắc khám phá Nhật Bản tại Hà Nội

Nhiều hoạt động đặc sắc khám phá Nhật Bản tại Hà Nội

Sự kiện 'Khám phá Nhật Bản' cùng NHK World-Japan sẽ được tổ chức từ 17-23/1 với nhiều hoạt động đặc sắc, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán thính giả.
Việt Nam đầy màu sắc qua những thước phim của nhà làm phim Đức

Việt Nam đầy màu sắc qua những thước phim của nhà làm phim Đức

Ngày 12/1, buổi chiếu phim đặc biệt giới thiệu về Việt Nam của nhà làm phim người Đức Arno Wehrmann đã được tổ chức tại thành phố Augsburg.
Kiến trúc Hà Nội - Cuốn sách mang đến những tinh hoa ngàn năm của kiến trúc Thăng Long - Hà Nội

Kiến trúc Hà Nội - Cuốn sách mang đến những tinh hoa ngàn năm của kiến trúc Thăng Long - Hà Nội

Sáng 12/1, Tọa đàm 'Kiến trúc Hà Nội - Dấu ấn di sản' qua thời gian và buổi giới thiệu sách Kiến trúc Hà Nội diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Ra mắt cuốn sách ‘Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam’

Ra mắt cuốn sách ‘Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam’

Cuốn sách giới thiệu về cách thức, kỹ thuật dệt, thêu, nhuộm, in, đính cườm; ý nghĩa hoa văn, nguồn gốc của 55 bộ trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt, có 2 di sản của Hải Phòng

Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt, có 2 di sản của Hải Phòng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/1 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Đoàn kiều bào xúc động dự Lễ công bố Bảo vật quốc gia tại Phủ Chủ tịch

Đoàn kiều bào xúc động dự Lễ công bố Bảo vật quốc gia tại Phủ Chủ tịch

Lễ công bố Bảo vật quốc gia càng có ý nghĩa hơn khi chào đón kiều bào trong Chương trình Xuân Quê hương 2025 về thăm ngôi nhà của Bác.
Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Việc xây dựng hồ sơ ghi danh Võ cổ truyền Bình Định vào di sản UNESCO sẽ mang lại niềm tự hào đi cùng với trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản...
Nhà tắm riêng lớn nhất Pompeii và bằng chứng về cuộc sống xa hoa thời La Mã cổ đại

Nhà tắm riêng lớn nhất Pompeii và bằng chứng về cuộc sống xa hoa thời La Mã cổ đại

Các nhà khảo cổ Italy đã khai quật được một nhà tắm riêng rộng lớn xây dựng cách đây 2.000 năm tại Pompeii, thành phố La Mã cổ đại bị vùi lấp.
Ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Bảo vật quốc gia

Ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Bảo vật quốc gia

Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
'Chìa khóa' để văn hóa, giải trí Việt... ra thế giới

'Chìa khóa' để văn hóa, giải trí Việt... ra thế giới

Sự kết hợp giữa sáng tạo, công nghệ và bảo tồn bản sắc, các sản phẩm văn hóa Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phiên bản di động