TIN LIÊN QUAN | |
Thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội để hội nhập quốc tế | |
Thanh niên Việt Nam: Dũng cảm nhận trách nhiệm |
Tật nguyền từ khi lọt lòng mẹ, có hai bằng Đại học (ngành Nông – Lâm - Ngư và Công nghệ thông tin), hiện là Thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng, ông chủ vườn ươm Trần Kim Việt (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã có cuộc trò chuyện với TG&VN.
Được biết anh sinh ra trong một gia đình khó khăn, lại bị khuyết tật do di chứng chất độc màu da cam từ bố. Để có những hành trang đáng nể như ngày hôm nay, hẳn anh đã rất nỗ lực để vượt lên số phận?
Từ nhỏ, tôi là cậu bé thiệt thòi hơn so với bạn bè cùng lứa khi bị teo cơ chân trái, chân phải cũng phát triển không bình thường nên đi lại rất khó khăn. Mẹ tôi bị bệnh tim, bố nhiễm chất độc màu da cam, khó khăn chồng chất nên tôi luôn tự nhủ mình phải nỗ lực, cố gắng hơn những người khác.
Trần Kim Việt tại vườn ươm của mình. (Nguồn: Dân trí) |
Hồi đi học, tôi đi lại rất vất vả nên phải chờ em gái đủ tuổi để đi học cùng. Em đã đỡ đần xách cặp, dìu tôi những ngày mưa gió vượt qua chặng đường dài 3km. Đường đất đỏ, trơn như mỡ, đi ngã lên ngã xuống, có lúc ướt bẩn hết cặp và sách vở. Khi ấy, tôi luôn quyết tâm cố gắng học tập thật giỏi. Suốt những năm học tiểu học, trung học tôi đều là lớp trưởng. Mỗi lần đến trường nhọc nhằn sau chiếc xe đạp của em gái, tôi luôn nghĩ đến bệnh tật của bản thân và tự nhủ rằng nếu không học, tương lai mình sẽ đi vào ngõ cụt.
Cấp 3, tôi vào học lớp chọn chuyên tự nhiên và đến khi vào đại học thì tôi làm gia sư, bán sách để kiểm tiền tự trang trải cuộc sống từ năm thứ nhất. Thương tôi vất vả, thầy cô đã khuyên tôi nên học thêm một ngành khác để có thể "nhìn cuộc sống bằng mười đầu ngón tay". Đó chính là công nghệ thông tin và tôi đã học thêm một ngành nữa để phục vụ cho công việc của mình sau này.
Năm 2014, anh thành lập công ty ươm của mình và không lâu sau đó, công ty bắt đầu sản xuất quy mô lớn và xuất giống cây sang Lào, Campuchia, Hàn Quốc… Trên chặng đường trở thành ông chủ vườn ươm như hôm nay, anh đã gặp những khó khăn, trở ngại nào khi dấn thân lập nghiệp với đôi bàn tay trắng?
Sinh viên mới ra trường thường gặp những trở ngại khi khởi nghiệp như thiếu kinh nghiệm thực tế và không có vốn là điều dễ hiểu, tôi cũng không ngoại lệ. Để vượt qua, tôi đã phải đi nhiều nơi, đến nhiều nhà vườn để học hỏi kinh nghiệm. Thực tế, do không có vốn, cũng chẳng có sức lao động, tôi chỉ có thể làm dịch vụ mà thôi. Giải quyết vấn đề vốn, tôi tìm một số nhà vườn uy tín chất lượng làm dịch vụ bán cây giống cho họ, sau đó lấy lãi tích lũy làm vốn kinh doanh. Tôi phải nhờ người vay tiền để ra Bắc vào Nam “nằm vùng” hàng tháng trời để nắm được đặc tính cũng như phương pháp ghép cây.
Ban đầu, tôi cũng nếm trải không ít thất bại. Có những lúc mua hạt giống về ươm bị thối hết trong khi tiền lại không có. Nhiều lần tôi ra Bắc mua tiếp về làm và luôn dặn lòng mình rằng đã làm thì phải làm bằng được. Những lúc như vậy, gia đình là chỗ dựa lớn nhất của tôi và chính bố mẹ rất tin tưởng và tôn trọng quyết định, từng bước đi của tôi.
Đại biểu Trần Kim Việt phát biểu tại diễn đàn Thanh niên nông thôn khởi nghiệp năm 2016. (Nguồn: Dân trí) |
Được biết, vườn ươm của anh hiện có quy mô 2ha, gồm 3 cơ sở kinh doanh với tổng doanh thu hiện nay trên 3 tỷ đồng/năm. Xin anh chia sẻ về những dự án đã và đang thực hiện của mình?
Sau một thời gian đi làm nghề sửa chữa máy tính, mỗi lần về quê, tôi thấy bà con nông dân làm lụng vô cùng vất vả nhưng làm không hiệu quả. Bản thân tôi muốn làm điều gì đó cống hiến cho quê hương. Cái duyên với vườm ươm, bầu đất cứ cuốn lấy tôi. Khi trở về quê hương với 2 bằng Đại học, một bằng Thạc sĩ, tôi bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi các loại cây giống. Bắt đầu từ gia đình, tôi làm những việc như trồng cây, canh tác lúa sao cho đạt năng suất cao.
Nuôi giấc mơ phát triển nông nghiệp bền vững, tôi lại xách balo lên đi khắp các tỉnh thành để tìm hiểu cách trồng trọt của bà con. Khi ấy, tôi đi tìm kiến thức để khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng. Đi đến đâu tôi cũng đều giới thiệu là sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm để nhờ họ hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm.
Hiện tại, công ty của tôi đang từng bước hoàn thiện quy trình khép kín nông nghiệp công nghệ cao. Cung cấp cây giống tư vấn bà con sản xuất theo VietGAP (các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam), cung cấp phân bón thuốc bảo vệ thực vật và thu mua sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Tiếp đến, công ty dự định liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, mở lớp đào tạo nghề tại vườn cho nông dân học đi đôi với hành, dự định mở quán cà phê cung cấp, chia sẻ tin tức và kinh nghiệm nông nghiệp cho bà con nông dân…
Trần Kim Việt (thứ 2 từ trái sang) nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại lễ trao giải thưởng Lương Định Của. (Ảnh: Minh Châu) |
Các thành tích của Trần Kim Việt: - Giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng năm 2016. - Giải thưởng “Sao tháng giêng” của Trường Đại Học Vinh. - Học bổng sinh viên vượt khó Watanabe – Kanda của Nhật Bản. |
Không để ước mơ của mình bị bó hẹp bởi đôi chân tật nguyền, anh đã đứng dậy, bước đi và đã thành công. Hành trang khởi nghiệp của anh hẳn cũng có nhiều bí quyết để chia sẻ với các bạn trẻ?
Giải thưởng Lương Định Của là giải thưởng cao quý dành cho thanh niên tiêu biểu ở nông thôn. Khi nhận được vinh dự ấy, tôi cảm thấy tự tin hơn và thấy trách nhiệm của mình phải phấn đấu hơn nữa để thanh niên noi theo. Cho đến bây giờ, phần thưởng lớn nhất đối với tôi chính là việc tôi đã vượt qua được chính mình, cảm thấy mình có ích cho xã hội.
Điều tôi trăn trở nhất hiện nay là làm thế nào để đưa bà con nông dân vào chuỗi sản xuất để đảm bảo sản phẩm ổn định và có đầu ra chứ không để tình trạng “được mùa mất giá” như hiện nay, góp phần giúp ích cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn Trung ương Đoàn tạo điều kiện để tôi vay vốn thực hiện mục tiêu trong tương lai, cung cấp giống, thuốc, đầu ra để giúp bà con yên tâm sản xuất.
Tôi nghĩ rằng, bạn trẻ nếu khởi nghiệp hãy làm trên chính quê hương mình. Trước tiên, nên chủ động tìm hiểu, phát huy thế mạnh của địa phương, tìm và xây dựng và phát triển thương hiệu cho chính quê hương mình. Với tôi, đó là cách vừa giúp người vừa giúp mình.
Xin cám ơn anh!
Thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội để hội nhập quốc tế Đó là suy nghĩ của Thạc sĩ Giang Seo Châu - Chủ tịch xã Mản Thẩn (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai), người vừa ... |
Thanh niên Việt Nam: Dũng cảm nhận trách nhiệm Đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng lịch sử hào hùng và lòng tự tôn dân tộc sẽ giúp mỗi thanh niên dũng cảm bước ... |
"Để nhận diện bản sắc dân tộc, cần trải nghiệm thực tế" "Chính những trải nghiệm mới mẻ trong hành trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á & Nhật Bản (SSEAYP 2016) đã giúp các bạn trẻ ... |