Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại NATO. (Nguồn: AFP) |
Theo hãng tin AP, động thái cho thấy rõ tiêu chí của ông Trump là lựa chọn một người trung thành dù ít kinh nghiệm về chính sách đối ngoại cho một trong những vị trí đại sứ quan trọng nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, trong bối cảnh các mối quan hệ quốc tế đang căng thẳng.
Tin liên quan |
Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên |
Trong một tuyên bố, ông Trump nêu rõ: "Ông Matt (Matthew Whitaker) là một chiến binh mạnh mẽ và là một người yêu nước trung thành, người sẽ đảm bảo rằng lợi ích của Mỹ được thúc đẩy và bảo vệ".
Theo Tổng thống đắc cử, ông Matt "sẽ củng cố mối quan hệ với các đồng minh NATO và kiên định trước các mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định”.
Ông Matthew Whitaker, 55 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp tạm quyền trong 3 tháng trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu của ông Trump, đã tích cực tham gia Viện Chính sách Nước Mỹ trước tiên - một nhóm nghiên cứu thiên hữu đang nỗ lực định hình chính sách cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump.
Đại sứ tại NATO trong tương lai giữ chức quyền Bộ trưởng Tư pháp trong giai đoạn nhạy cảm của cuộc điều tra về mối quan hệ giữa ông Trump và Nga. Khi đó, ông Whitaker đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với vị Tổng thống của mình trong các cuộc phỏng vấn truyền thông.
Mặc dù ông Whitaker có nền tảng pháp lý, nhưng ông không có nhiều kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại, điều này khiến nhiều người lo ngại về khả năng của ông trong vai trò này.
Theo các chuyên gia, vai trò của Đại sứ Mỹ tại NATO là rất quan trọng, không chỉ trong việc đại diện cho nước Mỹ mà còn trong việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh. Ông Whitaker sẽ cần phải xây dựng uy tín và lòng tin với các đồng minh, đòi hỏi ông phải chứng tỏ rằng mình có khả năng đại diện cho các quyết sách của Washington.
Ngoài việc bổ nhiệm các nhân sự sẽ phục vụ trong chính quyền mới, việc ông Trump chuẩn bị trở thành Tổng thống Mỹ cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ "bãi bỏ lệnh hành pháp nguy hiểm" của Tổng thống Joe Biden, làm cản trở đổi mới AI và áp đặt những ý tưởng cực đoan lên sự phát triển của công nghệ này".
Ngành công nghiệp công nghệ, bao gồm các công ty lớn như Amazon, Google, Meta và Microsoft, chủ yếu ủng hộ cách tiếp cận an toàn AI của chính quyền ông Biden, với trọng tâm là thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện.
| Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Tuyên bố sẽ không phải chọn phe, Hàn Quốc tự tin vào mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao? Ngày 18/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh ... |
| Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango Ngày 19/11, Điện Kremlin cho biết, những thay đổi đối với học thuyết hạt nhân của Nga đã được soạn thảo và sẽ được chính ... |
| EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine Ngày 19/11, tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng EU ở Brussels (Bỉ), một nhóm các quốc gia châu Âu đã nhất trí hợp tác ... |
| Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington? Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden tiếp tục công bố viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong khi một ... |