Ông Trump đã đóng thêm đinh vào "chiếc quan tài" ở Trung Đông

Ông Donald Trump đã khiến Israel chắc chắn sẽ vướng vào một cuộc đối đầu liên miên với các nước Arập láng giềng trong nhiều thập kỷ. Điều mà ông làm chẳng khác nào việc đóng thêm một chiếc đinh vào cỗ quan tài chôn vùi tiến trình hòa bình và hòa giải Arập - Israel. Đây là một bước ngoặt quan trọng, chẳng còn gì để mà thảo luận nữa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong Dư luận quốc tế phản đối động thái của Mỹ đối với Cao nguyên Golan
ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong ​LHQ khẳng định không thay đổi chính sách đối với Cao nguyên Golan

Ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký tuyên bố xác nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel, một quyết định đảo ngược chính sách đã tồn tại hơn nửa thế kỷ của Mỹ tại Trung Đông.

Đây có thể được xem là “cú huých” đáng kể mà ông Trump dành cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ 2 tuần trước bầu cử. Trong khi đó, quyết định nói trên của người đứng đầu Nhà Trắng lại đập tan những hy vọng của không ít người Arập về một ngày nào đó Israel và Palestine sẽ cùng nhau đàm phán tiến đến hòa bình, đồng thời làm dấy lên những hoài nghi rằng liệu Washington có xứng là một “trọng tài phân xử” công bằng hay không.

Ít nhất, các đồng minh và kẻ thù của Mỹ đều có thể nhất trí một điều rằng, tuyên bố của Tổng thống Trump hôm 21/3 là bước ngoặt trong chính sách của Mỹ đối với vùng lãnh thổ mà Israel chiếm từ Syria trong cuộc chiến 1967 và sáp nhập vào năm 1981, hành động bị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) xem là trái phép. 

ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong
Tổng thống Donald Trump ký tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. (Nguồn: Reuters)

Bước đi đầy tranh cãi

Liên đoàn các quốc gia Arập (AL), Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích tuyên bố của ông Trump và tái  khẳng định quyền của Syria đối với Cao nguyên Golan bị Israel chiếm đóng.

Faruk Logoglu, cựu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington cho rằng, Ankara cần xúc tiến đối thoại trực tiếp với Chính quyền Syria càng sớm càng tốt “để thể hiện cam kết của mình với tuyên bố về sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria”. Vị Đại sứ này gọi tuyên bố của Tổng thống Trump là sự tấn công cực kỳ nguy hiểm. Nhà ngoại giao kỳ cựu này nhấn mạnh: “Tuyên bố của ông Trump là một động thái tiếp theo trong chuỗi các bước phá hoại, nhằm gây bất ổn trật tự thế giới mà chúng ta chứng kiến kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Điều đó mâu thuẫn với Nghị quyết 242 của HĐBA LHQ và quan trọng hơn là đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, quy định không được vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia thông qua việc chiếm đóng… Với quyết định này, ông Trump đã tiến thêm một bước để tiếp tục khuấy động cuộc xung đột ở Trung Đông”. Ông Logoglu cũng cho rằng, HĐBA cần tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để phản đối mạnh mẽ quyết định này và “các quốc gia thành viên cần nêu rõ quan điểm của họ.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu chính trị, chuyên gia quan hệ quốc tế hiện làm việc tại Đại học Trung Đông (ODTU) Hussein Baghi nêu lên tình trạng pháp lý của Cao nguyên Golan và nhấn mạnh rằng, vấn đề này sẽ không thể giải quyết được chừng nào khu vực này còn bị Israel chiếm đóng.

Ông Baghi bình luận: “ông Trump tiếp tục phá hủy mọi thứ xung quanh mình, khiến cho xung đột đã ‘đóng băng’ trong khu vực sẽ leo thang hơn nữa. Nếu ông Trump được bầu cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo, tình hình sẽ có bước ngoặt thậm chí còn nguy hiểm hơn”.

Mục tiêu sâu xa

Nhiều nhà phân tích đánh giá quyết định của Tổng thống Trump cũng một phần là để gia tăng cơ hội tái đắc cử vào năm 2020, với mục tiêu nhằm vào lực lượng cử tri theo trường phái Phúc âm. Nhiều người trong số này đã bỏ phiếu ủng hộ ông Trump vào năm 2016 và họ được nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền như Ngoại trưởng Mike Pompeo hay Phó Tổng thống Mike Pence đặc biệt ca ngợi.

Giới chức Nhà Trắng nói rằng, quyết định về Jerusalem và Cao nguyên Golan được căn cứ trên tình hình thực tế và là nền tảng cho tiến trình đàm phán hòa bình chính đáng. Đại sứ Mỹ tại Trung Đông Jason Greenblatt cho rằng, khó có thể tưởng tượng được việc Israel “sẽ để Golan rơi vào tay Syria hay bất kỳ thế lực xấu xa nào trong khu vực, chẳng hạn như Iran”.

Giới chức chính quyền ngày càng ủng hộ quyết định liên quan tới Golan từ năm ngoái, sau khi Israel liên tục tỏ ý lo ngại về việc quân đội Iran cùng các lực lượng ủy nhiệm giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ phía Tây Nam Syria. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton được cho là một nhân tố quan trọng dẫn tới sự thay đổi chính sách này. 

ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong
Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Syria bị Israel chiếm đóng và sáp nhập dù quốc tế không thừa nhận (Nguồn: Al Jazeera)

Rủi ro khôn lường

Quyết định của ông Trump, sau tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào tháng 12/2017, có thể “khích lệ” các cường quốc khác sáp nhập lãnh thổ, hủy hoại kế hoạch hòa bình lâu năm của Mỹ tại Trung Đông và đẩy Israel trở lại xung đột với các nước láng giềng Arập.

Giáo sư Fawaz Gerges, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London, tác giả cuốn sách “Making the Arab World” (tạm dịch: “Tạo dựng Thế giới Arập”) bình luận: “Ông Donald Trump đã khiến Israel chắc chắn sẽ vướng vào một cuộc đối đầu liên miên với các nước Arập láng giềng trong nhiều thập kỷ. Điều mà ông làm chẳng khác nào việc đóng thêm một chiếc đinh vào cỗ quan tài chôn vùi tiến trình hòa bình và hòa giải Arập - Israel. Đây là một bước ngoặt quan trọng, chẳng còn gì để mà thảo luận nữa”. 

Eric Goldstein, Giám đốc phụ trách Trung Đông và Bắc Phi của tổ chức Quan sát Nhân quyền cho rằng, có vẻ như Tổng thống Trump muốn xói mòn những quy định và luật pháp quốc tế tại Cao nguyên Golan và điều này có thể sẽ càng khích lệ “các quốc gia chiếm đóng tăng cường những nỗ lực đánh chiếm đất đai, xây dựng các khu định cư và khai thác tài nguyên”. 

Sau quyết định của Mỹ đối với Jerusalem và Cao nguyên Golan, Iran và Hezbollah càng dễ dàng thể hiện rằng, họ là những đồng minh kiên định duy nhất ủng hộ mục tiêu của người Palestine. Nhà nghiên cứu Galip Dalay, hiện làm việc tại Viện Brookings tại Doha và là cộng tác viên của Đại học Oxford bình luận: “Điều này sẽ củng cố sức mạnh của trục Iran trong cuộc đối đầu giữa Iran - Hezbollah - Assad với Israel và Mỹ”. Theo ông, các nhà lãnh đạo Arập không thể công khai ủng hộ quyết định về Jerusalem và Cao nguyên Golan của Tổng thống Trump bởi hành động đó sẽ khiến uy tín của họ càng bị tổn hại hơn nữa.

Dennis Ross, từng là nhà đàm phán về các vấn đề Trung Đông nói: “Họ (các nước Arập) do dự trong việc ủng hộ (quyết định của Trump) vì không gian chính trị của họ đang bị tổn hại. Mọi quyết định của chính quyền (Mỹ) đều đẩy các nước Arập vào thế phòng thủ”. Cũng theo ông Ross, việc Mỹ thừa nhận chủ quyền của Israel tại Cao nguyên Golan sẽ càng khích lệ phe cánh hữu tại quốc gia này thúc đẩy mục tiêu hợp pháp hóa các khu định cư tại Bờ Tây và đó “sẽ là dấu chấm hết cho giải pháp hai nhà nước”. 

ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong Lebannon phản đối quyết định của Mỹ về Cao nguyên Golan

Bộ Ngoại giao Lebanon cho rằng “Cao nguyên Golan là vùng đất của Syria, không quyết định nào có thể thay đổi được điều này.

ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong Trung Đông: Tiến trình hòa bình mờ mịt sau “quả bom” Golan

Theo Reuters và AFP, việc Tổng thống Donald Trump hôm 21/3 tuyên bố, đã đến lúc thừa nhận chủ quyền của Israel đối với Cao ...

ong trump da dong them dinh vao chiec quan tai o trung dong Syria: Mỹ "thiên vị mù quáng" cho Israel trong vấn đề Cao nguyên Golan

Ngày 22/3, Chính phủ Syria đã chỉ trích phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng đến lúc phải công nhận chủ quyền của ...

Thu Hiền (theo Reuters, AP)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr ...
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng RHDP và Bờ Biển Ngà.
XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/5/2024. SXMB 4/5. KQSXMB. Xổ số hôm nay 4/5. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/5/2024. SXMT 4/5. KQXSMT 4/5. xổ số hôm nay 4/5. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5 - XSMN thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2024. SXMN 4/5. KQXSMN. xổ số hôm nay 4/5. kết quả xổ số ngày ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động