TIN LIÊN QUAN | |
Cấm Huawei thì Mỹ cũng không an toàn hoặc mạnh mẽ hơn | |
Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài |
Huawei hiện bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận của Chính phủ nước này. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 15/5, ông Trump đã kí một sắc lệnh được cho là nhằm cấm Huawei và nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông Trung Quốc khác bán thiết bị cho Mỹ. Việc hạn chế Huawei kinh doanh tại Mỹ đã được áp dụng ngay sau khi có lệnh hành pháp của Tổng thống Trump nhằm vào các "đối thủ nước ngoài" trong ngành công nghệ. Theo tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ, Huawei hiện bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận của Chính phủ nước này.
Theo các nhà phân tích, động thái này có thể khiến Huawei không bán được thiết bị tại Mỹ, không sử dụng được linh kiện từ Mỹ để phục vụ cho kế hoạch phát triển. Bên cạnh đó, quyết định trên rơi vào thời điểm ông Trump đang tìm cách gây sức ép với Trung Quốc, buộc nước này phải đi đến một thỏa thuận thương mại sẽ khiến Bắc Kinh "nổi giận".
Trước đó, Huawei đã nhiều lần bị buộc tội gián điệp và vi phạm luật pháp Mỹ. Mặc cho Huawei đã bác bỏ các cáo buộc hay Bắc Kinh tố cáo Mỹ đã không công bằng, nhưng lệnh cấm đối với “gã khổng lồ công nghệ” này khi làm ăn tại địa phận của chính quyền Tổng thống Trump chưa bao giờ bị rút lại.
Theo nhà phân tích Tim Bajarin của Creative Strategies Inc, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách tương tự như, cấm các sản phẩm của Mỹ ở thị trường Trung Quốc. “Một cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” có thể là “thảm họa” đối với bất kỳ công ty nào của Mỹ có nhiều hàng hóa vào Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ”, ông Tim Bajarin nói.
Nhà phân tích của Bernstein Stacy Rasgon bày tỏ, trường hợp xấu nhất, nếu Trung Quốc quyết trả đũa ông Trump, phương án Bắc Kinh "làm tổn thương một số công ty lớn của Washington” là trường hợp dễ xảy ra nhất.
Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cũng cho biết, Trung Quốc có thể “đáp trả”, làm tổn thương các tên tuổi công nghệ hàng đầu của Mỹ như Nvidia, Qualcomm và Intel. Ngoài ra, chuyên gia Dan Ives cho rằng, mục tiêu nằm trong tầm ngắm có thể sẽ là Apple, bởi đây là thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất của Mỹ.
Theo xu hướng trả đũa về các mức thuế gần đây mà hai nước áp lên hàng trăm triệu USD hàng hóa của nhau, lệnh cấm tiềm năng của Trung Quốc đối với một số công ty công nghệ Mỹ sẽ tiếp tục gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Điển hình như cuộc chiến thương mại sẽ tiếp tục leo thang hay hai nước sẽ công khai đối đầu về công nghệ. Ông Dan Ives dự đoán, mối đe dọa này có thể sẽ bùng nổ trước Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới tại Nhật Bản.
Các nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm mới nhất của Mỹ sẽ khiến cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần tới thêm bế tắc. Tổng thống Trump đang tỏ thái độ “vừa đấm, vừa xoa” thể hiện qua những động thái cứng rắn, có phần đe dọa, nhưng song song là những tuyên bố mềm mỏng, trấn an để gieo hy vọng về một cuộc đàm phán thương mại.
"Có vẻ như cả hai bên đều muốn có một thỏa thuận, nhưng trước tình hình này, chiến tranh thương mại sẽ chưa thể đi đến hồi kết và tình hình sẽ càng khó nắm bắt", chuyên gia kinh tế cấp cao David Sloan của Continuum Economics nhận định.
Tổng thống Trump dự định ký sắc lệnh dọn đường cho lệnh cấm Huawei Sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Trump có thể ký trong tuần này được cho là sẽ dọn đường cho một lệnh cấm kinh ... |
Lãnh đạo Huawei khẳng định không có nghĩa vụ hợp tác với Bắc Kinh Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Tây Âu của Tập đoàn công nghệ viễn thông của Trung Quốc Huawei Tim Watkins ngày 13/5 khẳng ... |
Huawei khẳng định 5G sẽ bảo vệ xã hội châu Âu tốt hơn "Các công nghệ tương lai như 5G sẽ bảo vệ tốt hơn mô hình xã hội của châu Âu và lối sống của châu Âu”, ... |