TIN LIÊN QUAN | |
Giới phân tích hoài nghi về khả năng cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày của OPEC+ | |
OPEC + có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu do virus corona |
Sản lượng dầu của Mỹ đã giảm 2 triệu thùng/ngày mà không cần tới sự can thiệp từ Chính phủ. (Nguồn: The Beijinger) |
Viện dẫn báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Bộ Năng lượng Mỹ nói rằng ngành sản xuất dầu của nước này dự kiến sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày trong 2 năm tới mà không có sự can thiệp nào từ Chính phủ liên bang.
Như vậy theo dự báo của EIA, sản lượng dầu của Mỹ sẽ đạt trung bình 11 triệu thùng/ngày vào năm 2021, tương đương với mức giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày so với mức đỉnh ghi nhận hồi cuối năm 2019.
Điều này phù hợp với thông tin trước đó từ Nhà Trắng rằng, họ sẽ không can thiệp vào thị trường tư nhân. Luật chống độc quyền của Mỹ cấm các nhà sản xuất dầu nước này thực hiện các biện pháp để đẩy giá dầu lên cao. Song các chuyên gia cho biết, việc hạn chế sản xuất dầu có thể hợp pháp tại Mỹ nếu các cơ quan quản lý nhà nước hoặc Chính phủ liên bang đặt ra mức sản lượng thấp hơn.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Saudi Arabia, Nga và các thành viên khác trong OPEC+ bày tỏ sẵn sàng quay lại bàn thương lượng về chương trình cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên. Nhưng các nước này cũng kêu gọi hành động từ Mỹ và các quốc gia khác không phải là thành viên của OPEC để giúp giá “vàng đen” tăng trở lại.
Giá dầu thế giới lao dốc khi nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm tới 30%, tương đương khoảng 30 triệu thùng mỗi ngày, do các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Những biện pháp hạn chế đi lại đã khiến nhu cầu về nhiên liệu máy bay, xăng và dầu diesel giảm mạnh. Hiện giá dầu Brent đang được giao dịch quanh mức 32 USD/thùng, chỉ bằng một nửa so với mức hồi cuối năm 2019.
Tuy nhiên, đến hiện tại, chưa có bất cứ thỏa thuận nào được đưa ra do Nga và Saudi Arabia, 2 nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC+, vẫn còn bất đồng về những yêu cầu của thỏa thuận mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, bất kỳ kế hoạch cắt giảm sản lượng nào cũng nên được tính từ những mức sản lượng ghi nhận trong quý I/2020, trước khi Saudi Arabia và một số quốc gia khác gia tăng sản lượng.
Trong khi đó, các nguồn tin của OPEC cho biết, Riyadh muốn mức cắt giảm được tính từ mức sản lượng cao của hiện tại. Sau khi không đạt được một thỏa thuận hồi tháng 3 với Nga, Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu thô lên 12,3 triệu thùng/ngày vào ngày 1/4 và dự định xuất khẩu hơn 10 triệu thùng/ngày.
Theo dự kiến, OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào 14h ngày 9/4 (tức khoảng 21h cùng ngày theo giờ Việt Nam). Sau cuộc họp của OPEC+, Saudi Arabia sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến khác vào thứ Sáu (10/4) với các Bộ trưởng Năng lượng từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để bàn về cách giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh trên thị trường năng lượng.
Giới chuyên gia đánh giá, cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng G20 cho thấy thách thức từ dịch Covid-19 lớn đến mức OPEC+ không thể tự giải quyết mà phải cần tất cả các nhà sản xuất dầu trên thế giới sẵn sàng hạn chế sản lượng.
OPEC+ khó giải cứu giá dầu, ông Trump dọa áp thuế cao với dầu mỏ Nga, Saudi Arabia TGVN. Theo đánh giá của chuyên gia Stratfor, Hội nghị trực tuyến giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối ... |
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm sâu kể từ chiều 15/3 TGVN. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều hành giá xăng dầu kể từ 15 giờ 00 phút ngày 15/3. |
Bất đồng với OPEC, Nga từ chối siết chặt thêm nguồn cung dầu để đối phó Covid-19 TGVN. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước ngoài khối, còn gọi là OPEC+, đã không đạt được thỏa thuận ... |