P4G 2030: Thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu

Bảo Chi
Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 diễn ra ngày 30-31/5 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
P4G 2030: Thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu
Lãnh đạo các nước thành viên P4G, khách mời và lãnh đạo các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tham dự Hội nghị có gần 70 lãnh đạo cấp cao các nước thành viên P4G, các khách mời và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA)…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm nay với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon”.

Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Hơn lúc nào hết cần chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh. Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố Hàn Quốc cam kết tăng cường đóng góp vào các nỗ lực chung và hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực môi trường, tăng trưởng xanh, nổi bật là thành lập Quỹ chiến lược xanh mới với quy mô 5 triệu USD, đóng góp thêm 4 triệu USD cho cơ chế P4G.

Hoạt động quan trọng nhất của Hội nghị Thượng đỉnh là Phiên thảo luận cấp cao diễn ra tối ngày 31/5/2021 (theo giờ Việt Nam) với sự tham dự trực tuyến của lãnh đạo cấp cao các nước Hàn Quốc, Đan Mạch, Colombia, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Việt Nam, Hà Lan, Kenya, Costa Rica, Peru, Áo, Thái Lan, Campuchia, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận cấp cao với tư cách là thành viên sáng lập của P4G.

Tại Phiên họp, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận ba vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó là phục hồi xanh từ đại dịch Covid-19, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đạt mục tiêu trung hoà cacbon đến năm 2050 và tăng cường hành động vì khí hậu và tạo thuận lợi cho hợp tác công – tư.

Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thế giới đang trải qua những tác động cộng hưởng với mức độ và quy mô chưa từng có của ba thảm họa là đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; để lại các hệ lụy to lớn, nhiều mặt, không chỉ hiện nay mà còn với các thế hệ tương lai.

Thủ tướng nhấn mạnh chính đại dịch và những khó khăn, thách thức cũng để các nước thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên và là động lực để thúc đẩy các nước cùng hợp tác vượt qua.

Thủ tướng đề nghị hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần đồng lòng chung sức giải quyết hài hòa giữa nhu cầu cấp bách phục hồi kinh tế với yêu cầu phát triển xanh và phát triển bền vững hơn thời kỳ hậu Covid-19.

P4G 2030: Thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận cấp cao với tư cách là thành viên sáng lập của P4G. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra sáu giải pháp quan trọng tại Phiên thảo luận: Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là các SDGs của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Phương châm là chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận thực tế từ bị động ứng phó các thách thức sang kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển kinh tế xanh.

Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh; hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công - nông nghiệp và dịch vụ.

Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.

Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19 là giải pháp cấp bách hiện nay; đề nghị tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vaccine, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế.

Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển xanh với con người là trung tâm, chủ thể, và mục tiêu cao nhất của phát triển, trong đó có phát triển xanh.

Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược chất lượng cao, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh… hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng khủng hoảng khí hậu và đại dịch Covid-19 là hai thách thức toàn cầu khẩn cấp.

Nhiều ý kiến nhấn mạnh phục hồi theo hướng xanh và bền vững cần trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm tạo bước ngoặt trong thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs).

Các nhà lãnh đạo cũng đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác bao trùm giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân, nhất là đối tác công-tư (PPP).

Hội nghị đánh giá rất cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu với phương châm kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống của người dân.

P4G 2030: Thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu

Kết thúc Phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo P4G và các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm phục hồi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon. Nổi bật là quản lý nguồn nước bền vững, thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ hydro; xây dựng nông nghiệp bền vững gắn với bảo đảm an ninh lương thực; phát triển thành phố xanh thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi sang “xã hội không rác thải”; tăng cường hỗ trợ chuyển đổi xanh tại các nước đang phát triển gắn với cung cấp tài chính, công nghệ, bảo vệ các nhóm dễ tổn thương.

Các nhà lãnh đạo P4G đánh giá cao vai trò và những cam kết mạnh mẽ của nước chủ nhà Hàn Quốc và trông đợi Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 3 được tổ chức tại Colombia vào năm 2023.

Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị đã khẳng định đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề chung toàn cầu cũng như góp phần củng cố quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc.

Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 2 đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới trong việc thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu.

Những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị là nền tảng quan trọng hướng tới Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam – đối tác tin cậy về tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững
Hàn Quốc-Đan Mạch thiết lập quan hệ 'Đối tác chiến lược xanh toàn diện'
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G trực tuyến
Hàn Quốc đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh P4G trực tuyến
Một chuyến đi, ba điểm đến, sáu mục tiêu

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động