Nhỏ Bình thường Lớn

Paul Kagame: Anh hùng của Rwanda

Nổi lên từ một chiến sĩ quân nổi dậy, lãnh đạo chấm dứt nạn diệt chủng tại Rwanda và sau đó đưa Rwanda trở thành một trong những nước tiến bộ nhanh nhất trong số các nước đang phát triển trên thế giới, Paul Kagame được người dân tung hô là người hùng. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi ông tái trúng cử Tổng thống với số phiếu ủng hộ áp đảo 93% hôm 9/8 vừa qua.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Wolfowitz và Tổng thống Paul Kagame.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2003, Paul Kagame cũng đã thắng đậm với 95% số phiếu bầu. Kể từ khi Kagame nắm quyền điều hành Rwanda, người ta đã chứng kiến một cuộc hồi sinh đầy ấn tượng của đất nước này. Nền kinh tế tăng trưởng trung bình 6,4% kể từ năm 2001. Năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa Rwanda vào danh sách nước tiến bộ nhanh nhất thế giới. Các con đường mới, trường học, nước và điện thoại được phổ biến rộng rãi; bệnh tật giảm; tuổi thọ tăng… Tổ chức minh bạch quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Berlin (Đức), đánh giá Rwanda là nước ít tham nhũng nhất ở Đông Phi. Những thành tích đó khiến Kagame, 52 tuổi, trở thành một ngôi sao sáng của một Châu Phi mới - nơi mà giờ đây được nhắc đến thay vì "nghèo đói" và "bất ổn" là những cụm từ như "cơ hội" và "tăng trưởng".

Giới phân tích ca ngợi Kagame là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và đặc biệt là có công lớn đem lại sự thăng tiến quyền của phụ nữ. So với nhiều nước trên thế giới, Rwanda có tỉ lệ phụ nữ trong chính phủ cao. Còn đối với người dân Rwanda, họ có nhiều lý do để tiếp tục ủng hộ Paul Kagame. "Tại sao chúng tôi không bầu cho ông ấy chứ?", Samuel Bikorimana, một người bán báo nói. "Chúng tôi có hòa bình và việc làm. Cuộc sống của chúng tôi đang trở nên tốt đẹp hơn".

Xóa bỏ sự chia rẽ dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà Kagame theo đuổi. Ông đã kêu gọi người dân Rwanda không phân biệt mình là người Hutu hay Tutsi mà đơn giản họ là người Rwanda. Tuy nhiên, những căng thẳng giữa người Hutu và người Tutsi vẫn tồn tại. Một số người Hutu phàn nàn rằng người Tutsi giữ những vị trí hàng đầu trong chính phủ và kiểm soát kinh tế, mặc dù người Hutu chiếm 85% dân số Rwanda.

Ông Kagame cai trị Rwanda kể từ khi Mặt Trận Yêu Nước Rwanda chấm dứt được vụ diệt chủng năm 1994, trong đó các phần tử quá khích Hutu đã tàn sát khoảng 800.000 người sắc tộc Tutsis và những người Hutu ôn hòa. Kagame sinh ra ở làng Ruhango mở miền Trung Rwanda vào năm 1957, nhưng lớn lên trong một trại tị nạn ở miền Nam Uganda sau khi gia đình ông phải rời bỏ nhà cửa vì một cuộc xung đột giữa người Hutu và người Tutsi vào năm 1959. Kagame đã giúp Yoweri Museveni giành quyền lực tại Uganda vào năm 1986. Sau đó ông đồng sáng lập Mặt trận Yêu nước Rwanda, phong trào đã phát triển mạnh mẽ ở Rwanda vào năm 1990.

Hùng Anh

Tin cũ hơn

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản? Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?
Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh Australia khởi động dự án tàu ngầm hạt nhân với đối tác Mỹ và Anh
Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Quốc phòng gây bất ngờ, hai nhân tố then chốt cho chiến lược Trung Đông 'lộ mặt' Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Quốc phòng gây bất ngờ, hai nhân tố then chốt cho chiến lược Trung Đông 'lộ mặt'
Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí
Trung Đông: Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa 'đánh' tới mỏ dầu Iran Trung Đông: Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa 'đánh' tới mỏ dầu Iran
Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác
Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép
Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên
Tàu chiến mới nhất của Nga xuất hiện ở eo biển Manche Tàu chiến mới nhất của Nga xuất hiện ở eo biển Manche
Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29 Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29
Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0' Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0'
Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo? Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?