Từ thập niên 1990 khi Việt Nam đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhật Bản nối lại Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, cung cấp vốn ODA cho các công trình năng lượng như thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, thủy điện Đại Ninh, nhiệt điện Phú Mỹ, nhiệt điện Ô Môn…
PECC2 vinh dự được lựa chọn là đối tác thực hiện các dự án quan trọng này cùng với các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản, điển hình là với J-POWER và NIPPON KOEI tại các dự án thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi và Đại Ninh, với NEWJEC tại dự án nhiệt điện Phú Mỹ 1, với TEPSCO tại dự án nhiệt điện Ô Môn. Thành công của các dự án này là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản và giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực hợp tác năng lượng.
Tiếp nối sự thành công đó, PECC2 tiếp tục hợp tác với các đối tác Nhật Bản ở các dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng, Đa Nhim mở rộng và các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng, Vân Phong 1…, đảm nhận các vai trò khác nhau như nhà thầu EPC, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu cung cấp dịch vụ thí nghiệm, vận hành và bảo trì.
Với bối cảnh chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, Nhật Bản tiếp tục dành cho Việt Nam sự quan tâm hỗ trợ và hợp tác thực hiện các công trình năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nổi bật hiện nay là Dự án Nhà máy điện Sinh khối Hậu Giang (công suất 2x10 MW), đặt tại phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, do Công ty Cổ phần Năng lượng sinh khối Hậu Giang (HBE) làm chủ đầu tư. Dự án đã được phê duyệt khoản tài trợ từ cơ chế tín chỉ chung JCM của chính phủ Nhật Bản thông qua Quỹ Môi trường Toàn cầu. Sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại, Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang sẽ đóng góp sản lượng điện khoảng 125 GWh/năm cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời tạo hàng trăm công ăn việc làm cho người lao động trong khu vực và đóng góp nguồn thu ngân sách đáng kể cho tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế xã hội.
Lễ khởi công dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang |
PECC2 tự hào là nhà tổng thầu EPC thực hiện dự án này, với quyết tâm tập trung nguồn lực và nỗ lực cao nhất để hoàn thành và đưa Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang vào vận hành trong quý 4/2024, đáp ứng mục tiêu đề ra. Điều đặc biệt nữa là PECC2 cũng được lựa chọn là nhà cung cấp dịch vụ vận hành và bảo trì khi Nhà máy điện này đi vào hoạt động.
Khởi công lắp đặt kết cấu thép lò hơi Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang |
Bên cạnh việc tham gia thực hiện Dự án Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang, PECC2 đã và đang hợp tác với các đối tác Nhật Bản thực hiện các dự án khác nhau trong lĩnh vực năng lượng, tiêu biểu là sự hợp tác giữa PECC2 và Công ty NIHON TOYO về việc thử nghiệm thương mại sản xuất viên nén biomass, kết hợp với nguồn nhiên liệu than để sản xuất điện; hợp tác với Tập đoàn Sumitomo nghiên cứu phát triển các dự án thủy điện tích năng tiềm năng v.v...
PECC2 và Công ty NIHON TOYO ký thỏa thuận hợp tác về việc thử nghiệm thương mại sản xuất viên nén biomass |
Hiện nay, Nhật Bản đã công bố và triển khai thực hiện Sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á (AZEC), nhằm hỗ trợ cho một số quốc gia Châu Á về tài chính và kỹ thuật thông qua các tổ chức tài chính, tổ chức phát triển của Nhật Bản như Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO),... Việt Nam là đối tác đầu tiên được Nhật Bản chọn để hỗ trợ trong Sáng kiến AZEC này.
Với kinh nghiệm hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình phát triển năng lượng Việt Nam trong thời gian qua, với thế mạnh và năng lực thực hiện các công trình năng lượng, từ lập quy hoạch, thiết kế, quản lý dự án, cho đến tổng thầu EPC và nhà thầu vận hành và bảo trì công trình năng lượng, PECC2 hy vọng và tin tưởng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác Nhật Bản tham gia nghiên cứu và thực hiện các dự án trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, sử dụng hydro, ammoniac và biomass cho sản xuất điện, sử dụng và lưu trữ cacbon, tái chế cacbon, nhiên liệu sinh học, khí mê-tan và LNG, phù hợp với “Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng” đã được ký kết vào tháng 11/2023 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).
Thông qua sự hợp tác tin cậy và hiệu quả với các đối tác Nhật Bản ở các dự án năng lượng trong quá trình chuyển dịch năng lượng Việt Nam, PECC2 mong muốn được cùng các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản ở tầm cao mới.
PECC2 - ベトナムのエネルギーの持続可能な開発における日本企業の信頼できるパートナー ベトナムのエネルギー開発に同行するという使命を持ち、約 40 年にわたる開発の歴史を通じて、Power Construction Consulting Joint Stock Company 2 (PECC2) は国際的なパートナーと協力する機会を数多く得てきました。特に日本の企業との提携は深い印象で緊密で信頼できる協力関係です。それにより、ベトナムの重要なエネルギープロジェクトの成功に貢献しています。 ベトナムが刷新を行い、国際経済に統合された1990年代以来、日本はベトナムへの政府開発援助(ODA)を再開し、ハムトゥアン水力発電所(ダミ水力発電所、ダイニン水力発電所、フーミー火力発電所、オモン火力発電所)などのエネルギープロジェクトにODA資金を提供しました。 PECC2は、これらの重要なプロジェクトを日本の組織や企業と実施するパートナーとして選ばれたことを光栄に思って、典型的にはハムトゥアン・ダミ水力発電プロジェクトおよびダイニン水力発電プロジェクトではJ-POWERとNIPPON KOEIとの協力です。Phu My1火力発電プロジェクトはNEWJECとの協力、オモン火力発電プロジェクトはTEPSCOとの協力です。これらのプロジェクトの成功は、エネルギー協力分野におけるベトナムと日本の政府間および両国の企業間の効果的な協力の証拠です。 この成功を受けて、PECC2はタックモー水力発電の拡張、ダニム水力発電プロジェクトの拡張、および火力発電プロジェクトであるヴィンタン4、ビンタン4拡張、ズエンハイ3拡張、ヴァンフォン1などで日本のパートナーと協力し続け、さまざまな役割を担っていました。例えば EPC請負業者、設計コンサルタント、監督コンサルタント、テスト、オペレーターおよびメンテナンスサービスを提供しました。 ベトナムのエネルギー転換において、日本は引き続きベトナムに対して、エコエネルギーや再生可能エネルギープロジェクトの実施を支援し、協力しています。現在注目されているのは、ハウザン・バイオマス・エネルギー株式会社(HBE)が投資家であるハウザン省ロンミータウンのトゥアンアン区にあるハウザン・バイオマス発電所プロジェクト(出力2×10MW)である。このプロジェクトは、地球環境ファシリティを通じた日本政府のJCM共同クレジットメカニズムからの資金提供が承認されました。ハウザン・バイオマス発電所が完成して商業運転を開始すると、国の電力システムに年間約125GWhの電力を供給すると同時に、地域の労働者に数百人の雇用を創出し、ハウザン省の経済発展のため多大な予算収入をもたらすことになります。 PECC2 は、このプロジェクトを実施する EPC ゼネコンであることを誇りに思っており、目標を達成して 2024 年第 4 四半期にハウザン バイオマス発電所を完成させ、稼働させるためにリソースと最善の努力を集中する決意を持っています。もう一つの特別な点は、この発電所の運転開始時にPECC2がオペレーター及びメンテナンスサービスプロバイダーとしても選ばれたことです。 ハウザンバイオマス発電所プロジェクトの実施に参加することの他に、PECC2は日本のパートナーと協力してエネルギー分野でのさまざまなプロジェクトを実施しており、代表的なものとしては、バイオマスペレット生産の商業試験におけるPECC2と日本東洋株式会社との協力が挙げられています。それを石炭燃料を使って発電する。住友グループと協力して揚水発電プロジェクト等の研究開発を行います。 現在、日本は、国際協力銀行(JBIC)、新エネルギー・産業技術総合開発機構(NEDO)等金融機関を通じてアジアの多くの国に資金的・技術的支援を提供するアジア・ゼロ・エミッション・コミュニティー(AZEC)イニシアチブを発表・実施して、ベトナムは、このAZECイニシアチブにおいて日本が支援する最初のパートナーとして選定されました。 これまでベトナムのエネルギー開発の過程で日本のパートナーや企業と協力してきた経験を持ち、企画、設計、プロジェクト管理からEPCゼネコン、エネルギープロジェクトのオペレーター・メンテナンス請負業者に至るまで、エネルギープロジェクトの実施に強みと能力を持ち、 PECC2は、再生可能エネルギー、エネルギー効率、発電のための水素、アンモニア、バイオマスの利用、炭素の利用と貯蔵、炭素などの分野のプロジェクトの研究と実施に参加する日本のパートナーと協力する機会が数多くあることを期待しています。 2023年11月にベトナム商工省と日本の経済産業省(METI)の間で署名された「エネルギー転換に関する協力に関する覚書」に基づき、リサイクル、バイオ燃料、メタン、LNGの再生利用に関する協定を締結しました。 PECC2は、ベトナムのエネルギー転換期におけるエネルギープロジェクトにおける日本のパートナーとの信頼できる効果的な協力を通じて、ベトナムと日本の企業と一緒にベトナムと日本の協力関係を新たなレベルに促進したいと願っています。 |
'Chìa khóa' để du lịch Chiang Mai, Thái Lan phát triển bền vững Chiang Mai (Thái Lan) là một điểm đến du lịch nổi tiếng bởi những tuyệt tác kiến trúc do thiên nhiên và con người tạo ... |
Sách trắng Kinh tế Việt Nam 2023: Doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ và phát triển bền vững trong tương lai Sách trắng Kinh tế Việt Nam 2023 tổng kết những thành quả đạt được trong năm 2023; đưa ra một số dự báo về triển ... |
Việt Nam nhấn mạnh lấy người dân làm trung tâm, đẩy mạnh phát triển bền vững, ứng phó với thách thức toàn cầu Dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phương Nam, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã đề xuất một số ... |