Toàn cảnh hội thảo 'Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định'. (Ảnh: Duy Uyên) |
Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 khách mời là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại biểu đến từ các viện nghiện cứu, trường đại học, các hiệp hội, ngân hàng và các doanh nghiệp, hiệp hội.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, trong giai đoạn 2023 - 2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia khu vực trên phạm vi toàn cầu.
Những thách thức đang tác động đến nền kinh tế phải kể đến: Hậu quả của dịch Covid-19; xung đột Nga-Ukraine; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đối tác lớn; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế gia tăng; những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, đói nghèo ngày càng nghiêm trọng.
Trước bối cảnh có nhiều thách thức lớn, theo TS. Phạm Anh Tuấn, công tác điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2023 đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 đạt 5,05% - dù thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quan của thế giới (3,1%) và cao hơn mức bình quân trong khu vực ASEAN-5 (4,2%).
Không chỉ thế, hoạt động cải cách môi trường kinh doanh hiện đang được thực hiện một cách tích cực từ phía chính quyền. Chính phủ có nhiều hoạt động thúc đẩy, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị: Nghị quyết 93/NQ-CP; Nghị quyết 31/NQ-CP; Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...
Đồng thời, các Bộ vẫn đang triển khai cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh theo chỉ đạo của Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023 đạt 5,05% - dù thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quan của thế giới (3,1%). (Ảnh: Việt An) |
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi các nội dung như: Những thách thức trong phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và cơ hội theo những xu thế phát triển mới; chuyển đổi xanh; đánh giá sự phục hồi kinh tế cũng như các nhân tố tác động bên ngoài và bên trong lên khả năng phục hồi nền kinh tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng phân tích thị trường bất động sản, tránh bong bóng phân khúc chung cư thương mại; xu thế của nền kinh tế thế giới và Việt Nam; hững nghịch lý trong kinh tế Việt Nam: lạm phát thấp nhưng lãi suất quá cao; Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng nhưng lưu thông vốn ách tắc cùng vấn đề khủng hoảng tâm lý; Đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh nhằm hồi sinh đồng thời phát triển doanh nghiệp Việt Nam và thu hút đầu tư tại Việt Nam.
PGS. TS. Trần Đình Thiên, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã gặp vấn đề không chỉ ở thị trường bất động sản mà là ở cấu trúc toàn thể của thị trường tài chính. Nền kinh tế không thực sự ổn định vào những năm 2021-2022 do những “nghịch lý thành công” khi năng lực điều hành vĩ mô và kiềm chế lạm phát được coi là ổn nhưng nền kinh tế lại bị “nghẽn mạch”.
Ông nhận định: "Nền kinh tế mở nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 2/3 'chiếc bánh' xuất nhập khẩu. Nền kinh tế dồi dào tiền nhưng doanh nghiệp 'khát' vốn. Quy mô doanh nghiệp mới thành lập càng ngày càng nhỏ, dù số doanh nghiệp có tăng lên nhưng tuổi thọ thực sự của doanh nghiệp lại ngắn".
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, đến năm 2023-2024, nước ta đang dần ổn định kinh tế vĩ mô. Lãi suất huy động và cho vay duy trì xu hướng giảm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở mức ổn định; thị trường có phần khởi sắc, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 12,2%.
Tính đến ngày 25/3, huy động vốn giảm 0,76% so cuối năm 2023 (cùng kỳ 2023 tăng 1,17%); tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 0,26% (cùng kỳ 2023 tăng 1,99%).
Các đại biểu dự hội thảo lên một số vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp, đơn cử như chi phí thực hiện thủ tục hành chính quá cao; nhiều cải cách vẫn chưa được thực hiện kịp thời; một số cách thức quản lý đã cũ; các điều kiện kinh doanh phức tạp, chồng lấn...
Theo các đại biểu, phía doanh nghiệp kỳ vọng cải thiện chất lượng thực thi trong cải cách môi trường kinh doanh.
| Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024: Đầu tư tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chiều 3/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng ... |
| Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới và cơ hội việc làm cho sinh viên Tối 02/04/2024, bầu không khí tại Hội trường H1 trường Đại học Thương mại đã thực sự bùng nổ và “hot” hơn bao giờ hết ... |
| Việt Nam xếp thứ 6 về tốc độ tăng trưởng ở châu Á năm 2024 Trong năm 2024, tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á sẽ cải thiện và dự báo đạt 4,5%, cao hơn so với mức ... |
| Sôi động kinh tế biên mậu Với tổng chiều dài trên 4.924 km biên giới trên đất liền với Lào, Trung Quốc và Campuchia, hoạt động kinh tế biên mậu của ... |
| Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn Chỉ số Niềm tin kinh doanh mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) do Decision Lab thực hiện đã ... |