Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto nêu lý do Helsinki xin gia nhập NATO. (Nguồn: AFP) |
Trả lời phỏng vấn mới đây bên lề Hội nghị ngoại trưởng Tổ chức An ninh và hợp tác tại châu Âu (OSCE) diễn ra ở Lodz, Ba Lan, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto đã nêu lý do đằng sau quyết định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của nước này.
Theo ông, xung đột Nga-Ukraine đã “làm thay đổi thực trạng an ninh tại châu Âu”. Đặc biệt, những lời dọa hạt nhân của Moscow đã khiến Phần Lan, láng giềng với 1.300 km đường biên giới với Nga, phải xem xét cách thức đối phó và phản ứng.
Trong đó, trọng tâm là thay đổi “lịch sử” khi từ bỏ chính sách an ninh trung lập để nộp đơn gia nhập NATO.
Đồng thời, Ngoại trưởng Phần Lan nhắc lại bảo đảm của Hungary rằng Budapest sẽ phê chuẩn cho Helsinki gia nhập NATO vào tháng 2/2023 tới, cũng như thái độ tích cực từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông hy vọng “mọi việc sẽ được giải quyết trong mùa Xuân”.
Trước đó, ngày 30/11, phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng NATO ở Romania, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom bày tỏ sự lạc quan về đàm phán ba bền với Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ: “Sau cuộc họp, tôi cảm thấy có tiến triển. Chúng tôi đang tiến về phía trước”.
Hôm 27/11, Trưởng đoàn đàm phán Thụy Điển Oscar Stenström cũng khẳng định, quốc gia Bắc Âu đã đạt được tiến triển trong đàm phán gia nhập NATO và Stockholm chỉ cần một số bước nhỏ nữa để có thể trở thành một phần của khối.
| Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan gặp nhau, 'cửa sáng' cho nỗ lực gia nhập NATO? Các ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan sẽ gặp nhau vào hôm nay, 29/11 bên lề cuộc họp của NATO tại ... |
| Ngoại trưởng Thụy Điển báo tin vui, 'điểm nghẽn' trong tiến trình gia nhập NATO sắp được khơi thông? Thụy Điển, Phần Lan đã có cuộc đàm phán tích cực với Thổ Nhĩ Kỳ về việc hai quốc gia này gia nhập NATO. |
| Xung đột Nga-Ukraine: Mỹ viện trợ Kiev 53 triệu USD thiết bị điện, Moscow cảnh báo NATO nếu làm điều này Ngày 29/11, Mỹ thông báo viện trợ thiết bị điện trị giá 53 triệu USD cho Kiev, trong bối cảnh các cuộc tấn công gần ... |
| Sau sự cố Dòng chảy phương Bắc, Đức và Na Uy 'rỉ tai' NATO, đề nghị một điều Đức và Na Uy sẽ đề nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phối hợp để bảo vệ cơ sở hạ tầng ... |
| Tổng thống Pháp thăm Mỹ: Chuyến thăm của sự hàn gắn, giờ không phải lúc để đối đầu Chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể gỡ nhiều nút thắt trong các mối quan hệ từ ... |